Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved

Tiêm
ngừa vắc xin viêm gan B, tư vấn xét nghiệm sàng lọc, đảm bảo tính sẵn có của
thuốc kháng virus ARV điều trị cho bà mẹ/trẻ nhiễm HIV ngay khi sinh sẽ giúp
Việt Nam loại trừ hoàn toàn HIV/AIDS, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ
sang con.
Đó là lời khẳng định của đại diện
của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UN Việt Nam) trong hội thảo triển khai chương
trình hành động quốc gia loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang
mai từ mẹ sang con giai đoạn 2018 - 2030 vào ngày 26/3/2019. Hội thảo này do Vụ
Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cùng UN Việt Nam tổ chức.
Trẻ em đều có quyền sinh ra và lớn
lên khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh có thể phòng tránh được, bao gồm các bệnh
lây truyền từ mẹ sang con (Ảnh minh họa: An Quý)
Theo đại diện UN Việt Nam, tất cả
trẻ em đều có quyền sinh ra và lớn lên khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh có thể
phòng tránh được, trong đó có các bệnh lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên,
hàng năm, thế giới vẫn còn số lượng không nhỏ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy
cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
các giải pháp can thiệp như xét nghiệm sàng lọc, quản trị điều trị phụ nữ có
thai và tiêm chủng cho trẻ ngay sau khi sinh cần được triển khai trên cùng đối
tượng là bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh ngay tại các cơ sở cung cấp dịch vụ
trong hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe bà mẹ trẻ em.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, dự phòng và
kiểm soát HIV/AIDS, giang mai và viêm gan B vẫn còn thiếu sự phối hợp, liên kết
cần có giữa chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, da liễu, truyền
nhiễm…. Đây là rào cản bà mẹ và trẻ sơ sinh tiếp cận dịch vụ, hạn chế hiệu quả
của các can thiệp.
Hàng năm, Việt Nam có gần 2 triệu
phụ nữ mang thai và ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bà mẹ mang thai là
0,19%, tương đương 3.800 thai phụ nhiễm HIV. Nếu không có can thiệp, tỷ lệ lây
truyền HIV từ mẹ sang con là 30 - 40%, tương đương 1.140 - 1.520 trẻ bị lây
nhiễm HIV.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Vụ Sức
khỏe Bà mẹ Trẻ em, trong khi 57,6% phụ nữ mang thai được xét nghiệm sàng lọc
HIV trong khi chuyển dạ, tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc HIV trước và
trong thời gian mang thai chỉ 38,5%. Tỷ lệ thấp nhất là khu vực Bắc Trung bộ và
Duyên hải miền Trung, chỉ đạt 19,7%; Trung du và miền núi phía Bắc cũng có tỷ
lệ rất thấp, 21,3%; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long lần lượt đạt 61% và
44,1%. Mặt khác, vẫn còn 12,5% phụ nữ đẻ nhiễm HIV chưa được điều trị ARV.
Tăng cường xét nghiệm sàng lọc sớm
HIV, viêm gan B và giang mai cho phụ nữ mang thai trong công tác quản lý thai tại
tuyến y tế cơ sở
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân
của việc xét nghiệm sàng lọc HIV ở giai đoạn mang thai thấp là do việc tư vấn
của cán bộ y tế còn hạn chế. Mặc dù tỷ lệ khám thai 3 lần trong 3 thai kỳ đạt
trên 80% nhưng việc tư vấn xét nghiệm sàng lọc trong lần khám thai đầu tiên
chưa được chú trọng.
Nguồn cung ứng test miễn phí chưa
đáp ứng đủ nhu cầu trong khi bảo hiểm y tế không chi trả test sàng lọc; chưa
sẵn có dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV tại trạm y tế xã/phường/thị trấn - nơi
chủ yếu thực hiện quản lý và khám thai ban đầu.
Hơn thế nữa, nhận thức của người
dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai còn nhiều hạn chế trong việc cần đi khám thai
sớm, khám thai 3 lần trong 3 thai kỳ; nhiều bà mẹ nhiễm HIV còn sợ bị kỳ thị
nên ngại xét nghiệm.
Xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B
và giang mai mới chủ yếu được tiến hành ở các bệnh viện phụ sản lớn nhưng chủ
yếu vẫn là xét nghiệm HIV hàng loạt cho phụ nữ đến sinh; trong khi việc quản lý
thai vẫn chủ yếu ở các trạm y tế, do đó phụ nữ mang thai khó tiếp cận được dịch
vụ sàng lọc.
Những con số về các bệnh lây truyền
mẹ con
Theo số liệu của BV Nhi Trung ương
(Hà Nội) và BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), số trẻ nhiễm HIV mới được phát hiện có xu
hướng gia tăng tại một số tỉnh, chủ yếu gặp ở các trường hợp mẹ không được phát
hiện nhiễm HIV trong khi mang thai hoặc chỉ được phát hiện HIV khi chuyển dạ
hoặc mẹ nhiễm HIV không tuân thủ điều trị trong thời gian mang thai.
Vẫn còn 12,5% số phụ nữ đẻ nhiễm HIV
không được điều trị ARV. Trong tổng số 1,413 phụ nữ có thai nhiễm HIV được điều
trị ARV vẫn còn 233 trường hợp (16,5%) phụ nữ có thai chỉ được bắt đầu điều trị
ARV khi chuyển dạ đẻ.
Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi
sinhh đẻ tại tuyến y tế cơ sở giúp tăng hiệu quả của dự phòng và loại trừ các
bệnh lây truyền từ mẹ sang con ở giai đoạn sớm. (Ảnh minh họa: An Quý)
Viêm gan virus B (HBV) là một trong
2 loại viêm gan do virus có gánh nặng lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng và là
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan và ung thư gan, gây tới 80% tổng số ca ung
thư gan trên thế giới.
Việt Nam, theo kết quả một số nghiên
cứu, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ mang thai khoảng 10 - 20% và
90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HBVcó HBeAg dương tính có thể bị nhiễm
virus viêm gan B từ mẹ, do đó việc phòng chống lây truyền virus viêm gan B từ
mẹ sang con là rất quan trọng. 90% trẻ nhiễm HBV do lây truyền từ mẹ sang có
nguy cơ chuyển thành viêm gan B mạn tính.
Lưu hành HBV cao trong nhóm phụ nữ
mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự lưu hành HBV trong cộng đồng nói chung, đặc biệt
nhóm trẻ em nói riêng. Ước tính, khoảng 5 - 10% nhiễm HBV xảy ra cho thai nhi
trong tử cung do virus thâm nhập cho gai nhau bị tổn thương. Lây truyền HBV
trong quá trình chuyển dạ và khi sinh đẻ là nguyên nhân phổ biến trong cơ chế
lây truyền HBV từ mẹ sang con.
Đối với giang mai, theo báo cáo của
các bệnh viện, tình hình mắc giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bắt đầu có dấu
hiệu gia tăng. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, tình trạng lây nhiễm giang
mai từ mẹ sang con chiếm khoảng 40 - 70%. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ phụ nữ có
thai được xét nghiệm sàng lọc sớm giang mai chỉ khoảng 16%.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị
nhiễm bệnh giang mai nếu không điều trị kịp thời sẽ lây truyền cho thai nhi qua
đường máu, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính mạng thai nhi. Sức đề
kháng và các bộ phận của thai nhi chưa phát triển toàn diện nên đây chính là
nguyên nhân gây nên bệnh giang mai bẩm sinh của trẻ.
Từ trước đến nay, xét nghiệm sàng
lọc giang mai chưa trở thành thường quy trong khám thai và cũng chưa có hướng
dẫn chuyên môn cụ thể cho các cơ sở sản khoa. Năm 2016, hướng dẫn quốc gia về
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đã đưa xét nghiệm sàng lọc giang mai vào
nội dung của quy trình khám thai, thế nhưng vẫn chưa có hướng dẫn chuyên môn cụ
thể về việc phát hiện, chuyển tuyến và phối hợp điều trị cho các cơ sở sản
khoa.
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, trong thời gian tới, mạng
lưới cung cấp dịch vụ bảo đảm tính liên tục và lồng ghép các can thiệp dự
phòng HIV, giang mai và viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con như: cung cấp
các dịch vụ trong cơ sở y tế thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng
chống HIV/AIDS, da liễu và truyền nhiễm; xét nghiệm sàng lọc sớm HIV, viêm
gan B và giang mai cho phụ nữ mang thai trong công tác quản lý thai tại tuyến
y tế cơ sở để tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc sớm trong giai đoạn
mang thai, tăng hiệu quả của dự phòng.
Từng bước xây dựng phần tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV,
viêm gan B và giang mai vào gói dịch vụ chăm sóc trước sinh được bảo hiểm y
tế chi trả hoặc nhà nước đảm bảo chi trả cho các đối tượng thuộc hộ nghèo,
người dân tộc thiểu số ở các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
|