• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Chức năng Gan - Thận
    • Chức năng tiêu hóa
    • Tim mạch - Tuần hoàn
    • Hôp hấp - Gout
    • Làm đẹp - Vitamin
    • Khúng khéng
    • Chức năng khác
  • Tin tức
    • Tin sản phẩm
    • Tin tức ngành
    • Chuyển động 24h
    • Tin tức khác
  • Kiến thức
    • Nghiên cứu y học
    • Thuốc và sức khỏe
    • Cây thuốc nam
    • Bệnh học
    • Kiến thức khác
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Cảm nhận của khách hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả sản phẩm
2 Hotline: 1900545521
Tư vấn miễn phí
Tra tên thuốc
Nội bộ
Giới thiệu
Sản phẩm
Chức năng Gan - Thận Làm đẹp - Vitamin Tim mạch - Tuần hoàn Hô hấp - Gout Chức năng khác Chức năng tiêu hóa Khúng Khéng
Tin tức
Tin sản phẩm Tin tức ngành Tin tức khác Chuyển động 24h
logo
Kiến thức
Nghiên cứu y học Thuốc và sức khỏe Cây thuốc nam Bệnh học Kiến thức khác
Tuyển dụng
Liên hệ
 
Trang chủ
Cây thuốc nam  »  Kiến thức  » 

Hà thủ ô đỏ và 7 tác dụng nội bật cần lưu ý

Lượt xem: 692       09h41 31/08/2018
 

Hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác là dạ hợp, giao đằng, khua tình,… Tên khoa học là Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson, thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Là một trong những vị thuốc quý được dùng phổ biến để chữa bệnh trong đông y.

Hà thủ ô đỏ và 7 tác dụng nội bật cần lưu ý

1. Mô tả:

Cây hà thủ ô đỏ là dạng dây leo, sống lâu năm, thân rễ phát triển thành củ. Thân dây quấn, xoắn vào nhau, nhẵn, có màu xanh lá. Lá mọc so le, dài 4-8cm, rộng 2,5-5cm, phiến lá hình tim, đầu lá nhọn, mép lá hơi lượn sóng.

Hoa nhỏ mọc thành chùm nhiều nhánh, mọc cách nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Bao hoa màu trắng, có 8 nhụy, trong đó có 3 nhụy hơi dài hơn. Đầu nhụy hình mào gà rũ xuống. Quả 3 góc, nhẵn được chứa trong bao hoa.

Dược liệu hà thủ ô đỏ: có hình tròn không đều, củ có kích thước to nhỏ khác nhau. Mặt ngoài dược liệu có những chỗ lồi lõm do nếp nhăn tạo thành, mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột.

2. Thành phần hóa học:

Trong hà thủ ô đỏ có chứa anthraglycosid 1,7%; trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol, proteid 1,1%; tinh bột 45,2%; lipid 3,1%; chất vô cơ 4.5% và các chất tan trong nước chiếm 26,45 bao gồm lectin, rhaponticin.

Theo đông y, hà thủ ô đỏ có vị hơi đắng, sau đó là ngọt nhẹ, tính hàn.

3. Tác dụng của hà thủ ô đỏ:

- Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa như táo bón, đại tiện ra máu:

Hiệu quả của hà thủ ô đỏ không thấy ngay lập tức mà sau khi dùng liên tục 3-4 tháng, tuy chậm nhưng lại bền bỉ và tốt cho cả cho những bệnh nhân bị bệnh trĩ cấp độ 2, do búi trĩ tự phục hồi và co lên.

- Bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể:

Cũng như trên, do đặc tính tác dụng chậm nhưng có tính bền bỉ nên nuôi dưỡng sâu trong cơ thể cùng hợp chất tamin có trong hà thủ ô đỏ, sản sinh ra tế bào máu gốc đa năng tạo hồng cầu trong máu, từ đó giảm chứng thiếu máu, phòng đột quỵ, và các biến chứng như tai biến mạch máu não.

- Kéo dài tuổi thọ:

Thành phần hóa học có trong hà thủ ô đỏ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lại các gốc tự do gây bệnh, đồng thời chống lão hóa cơ thể, từ đó tăng tuổi thọ cho những người thường xuyên uống nước hà thủ ô đỏ.

- Làm đen tóc, khỏe xương khớp:

Dùng 1 lượng hà thủ ô đỏ và trắng bằng nhau ngâm nước vo gạo trong 4 ngày đêm, bỏ vỏ. Lấy đậu đen rửa sạch, cho một lớp đậu đen rồi tiếp đến hà thủ ô, đem đồ chín, sau đó phơi khô rồi lại tiếp tục đồ lại lần nữa, làm đủ 9 lần như thế. Đem hà thủ ô sấy khô, tán bột mịn rồi uống với nước sôi.

- Tốt cho hệ tim mạch

Theo kết quả nghiên cứu, hà thủ ô đỏ còn điều chỉnh rối loạn lipid máu, ngăn ngừa tình trạng sơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch đồng thời tăng cường chức năng gan.

- Tăng cường hệ miễn dịch

Hợp chất anthraquinon trong hà thủ ô đỏ có khả năng hỗ trợ điều trị sốt  rét, ngăn chặn và tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể.

- Tốt cho hệ thần kinh:

Lecithin trong hà thủ ô đỏ làm kích thích quá trình trao đổi chất, giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, không những vậy còn tốt cho hệ tuần hoàn, điều hòa máu lên não và tăng chức năng hệ thần kinh.

4. Lưu ý:

Ngoài hà thủ ô đỏ còn có hà thu ô trắng, nhưng hà thủ ô được đánh giá cao hơn về dược tính và được sử dụng phổ biến hơn.

Hà thủ ô đỏ có hình dáng tương tự củ khoai lang, nhưng khó bẻ và có nhiều chỗ lồi lõm, cứng hơn.

Khi dùng hà thủ ô đỏ nên hạn chế ăn huyết động vật, củ cải trắng, củ hành hay tỏi. Những người bị tiêu chảy không nên dùng hà thủ ô đỏ, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng chữa bệnh để tránh những tác dụng không mong muốn.

Bài viết liên quan

  Quả cà chua - Những công dụng tuyệt vời bạn nên biết

  Cây ba kích và 10 tác dụng chữa bệnh bí truyền

  CHỮA VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG LÁ MƠ LÔNG

  Tác dụng chữa bệnh không ngờ từ cây mùi tàu (ngò gai) mà bạn nên biết

  Giải độc gan, bổ thận từ rễ cỏ tranh

  9 công dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau hẹ bạn cần biết?

  Tác dụng của lá sen khô đối với sức khỏe

  Lá xương sông - Rau ăn, vị thuốc cho mọi gia đình

  CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TỪ CÂY CỨT LỢN

  Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dược Phẩm VIOBA
Nhat sac cankids thanh than khang

ĐẶT HÀNG

Gọi Hotline

1900 545521

 

THÔNG TIN WEB

Bảo mật thông tin Quy định truy cập website

CHÍNH SÁCH

Hình thức thanh toán Chính sách vận chuyển giao nhận Chính sách đổi trả sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIOBA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved
dang ky voi bo cong thuong