Tên khác: Trúc hoàng phấn, Phấn nứa, Trúc cao
Tên khoa học: Concretin silicea Bambusa, Tabashir.
Mô tả: Là cặn đọng ở đốt một số cây Tre, Nứa (Bambusa sp) do nước trong các đốt tre, nước ngưng đọng lại mà có. Thiên trúc hoàng kích thước to nhỏ không nhất định, to có thể đạt tới 1-1-,5cm, nhỏ chỉ 1-2mm. Loại tốt có màu trắng, khi bị đốt quá nóng, màu sắc chuyển màu xanh xám hay đen xám là chất lượng kém. Chất nhẹ, dễ vỡ vụn, nếm thì thấy dính vào lưỡi, không có mùi vị đặc biệt. Nước ta có khai thách Thiên trúc hoàng xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay các lương y nước ta vẫn sử dụng Thiên trúc hoàng nhập từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng: Thiên trúc hoàng. Bốn mùa đều có thu hoạch. Khi đốt nương làm rẫy, người ta thu nhập Thiên trúc hoàng ở những đốt cây nứa bị đốt cháy, lấy ra phơi khô.
Thành phần hóa học chính: Muối kali, silic, nhôm, sắt, canxi.
Công dụng: Vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt trừ đàm, định tâm, an thần, được dùng để chữa trẻ con sốt cao, hôn mê, kinh giật, chữa viêm phế quản, viêm phổi khó thở, đờm khò khè. Dùng chữa người lớn trúng phong cấm khẩu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc, 1-3g dạng thuốc bột. Dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa động kinh, kinh giật: Thiên trúc hoàng 2g, Ngưu hoàng 1g, Chu sa 0,3g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 3g. Chia làm 3 lần mỗi lần uống 1g.
Trẻ con dùng nửa liều hay ít hơn, tùy theo tuổi.
2. Chữa khản tiếng (tiếng nói nhỏ, không phát âm ra thành tiếng): Thiên trúc hoàng 10g, Đương quy 16g, Hoàng kỳ 16g, Bạch truật 16g, Đảng sâm 16g, Sài hồ 10g, Cam thảo trích 6g, Kha tử 10g, Trần bì 8g, Thăng ma 10g, Cát cánh 10g, Xuyên bối mẫu 6g. Sắc uống.
3. Chữa trẻ em cam tích: Thiên trúc hoàng, Hùng hoàng (nghiền, thủy phi), mỗi thứ 10g, Khiên ngưu (bột) 5g, các vị thuốc nghiền mịn, hồ thành viên hoàn to bằng hạt gạo, mỗi lần uống 2-5 viên sau bữa ăn, dùng canh Bạc hà để uống thuốc.