Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng
Anh là African swine fever - ASF) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút
gây ra. Bệnh có đặc điểm đó là lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn
nhà và lợn hoang dã). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến
100%. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật
chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh
Dịch tả lợn châu Phi.
Vi rút Dịch tả lợn châu Phi có sức
đề kháng cao trong môi trường, có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong
xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm
bông, salami. Vi rút có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, đặc biệt là trong các
sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao nên vi rút có thể chịu được
trong thời gian dài 3-6 tháng; vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong
70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút.
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi có thời
gian ủ bệnh 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày. Vi rút
Dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp
xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: chuồng trại,
phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm vi rút và ăn thức ăn thừa
chứa thịt lợn nhiễm bệnh hoặc bị ve mềm cắn.
Hóa chất để diệt vi rút Dịch tả lợn
châu Phi bao gồm ether, chloroform và hợp chất iodine hoặc sử dụng Sodium
hydroxide với tỉ lệ 8/1000 hoặc formalin với tỉ lệ 3/1000 hoặc chất tẩy trắng
hypochlorite chứa chlorine 2.3% hoặc chất ortho-phenylphenol 3% nhưng phải duy
trì thời gian 30 phút.
Trước tình hình dịch bệnh tả lợn
châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới đặc
biệt tại nước láng giềng Trung Quốc. Hiện, vùng dịch tại Trung Quốc đã lan rộng
xuống các địa phương phía Nam của nước này và chuẩn bị áp sát tới các tỉnh biên
giới của Việt Nam gây áp lực rất lớn cho nước ta trong công tác phòng chống dịch.
Do đó, buổi diễn tập ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi là hết sức cần thiết bởi,
khi dịch xẩy ra nó không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế, đời sống xã hội mà còn ảnh
hưởng tới cả môi trường.
Sáng 5/12, tại Lào Cai, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị
triển khai và diễn tập thực hành "Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh
dịch tả lợn Châu Phi”.
Tại Hội nghị, các nội dung, giải
pháp trong công tác phòng chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi cho các địa phương,
nhất là các địa bàn biên giới cũng được nêu ra.
Sau hội nghị là phần diễn tập
tình huống giả định phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thôn Bản
Qua, xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Trước tình huống này, cơ quan
chuyên môn tại cơ sở sẽ tiếp nhận thông tin sau đó sẽ cấp báo thông tin lên cơ
quan cấp trên. Cục Thú y tỉnh lập tức bố trí đội phản ứng nhanh có mặt tại địa
bàn tổ chức phòng chống dịch bằng việc rắc vôi bột khoanh vùng ổ dịch, phun thuốc
khử trùng. Đồng thời một đội khác sẽ mang vật phẩm là lợn nhiễm dịch đi tiêu hủy.
Trước khi tiêu hủy đội thú y sẽ tiến hành lấy mẫu. Lãnh đạo tỉnh, Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh tổ chức họp khẩn chỉ đạo ứng phó.
Trong quá trình diễn tập, đại diện các bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương theo dõi trực tiếp, để cùng rút ra kinh nghiệm chuẩn bị cho các tình huống sau này có thể xảy ra. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến dự và trực tiếp chỉ đạo diễn tập. Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh: Buổi diễn tập nhằm để các địa phương có nguy cơ nhiễm dịch tả lợn châu Phi biết cách phòng và ứng phó khi có dịch. Đây sẽ là tư liệu quan trọng để các tỉnh làm theo.