BỌ CẠP
Tên khác: Bò cạp, Bọ cạp rừng, Toàn yết, Toàn trùng, Yết tử, Yết vĩ, Chủ bạc trùng, Chủ bộ trùng, Phục bối trùng, Sái vĩ trùng.
Tên khoa học: Buthus sp., Buthus martensi Karsch, Pelamneus silenus Silen, Archisometrus mucronatus Fabricius, họ Bọ cạp (Buthidae). Nước ta có nhiều loại Bọ cạp, được khai thác, nuôi làm thực phẩm, làm thuốc, một phần được nhập từ nước ngoài.
Mô tả: Loài có đốt đầu và ngực ngắn, bụng tương đối dài hơn, phía dưới của bụng thót lại và dài, đuôi có ngòi mang nọc độc.
Bộ phận dùng: Cả con (Toàn yết), đuôi được gọi là Yết vĩ. Cho Bọ cạp vào nồi nước có pha muối ăn (1kg Bọ cạp cho 300 đến 500g muối ăn). Đun cho cạn nước, lấy ra phơi khô, khi dùng rửa cho sạch muối.
Thành phần hóa học chính: Bọ cạp có chất độc có bản chất protein giống như Nọc rắn hay nọc độc của 1 số con vật khác.
Công dụng: Làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, làm thuốc kích thích thần kinh, chữa bán thân bất toại...
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 3-5g dạng bột, thuốc sắc, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa trúng phong liệt nửa người, liệt mặt: Bọ cạp (Toàn yết), Bạch phụ tử, Tằm gió, với lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g với rượu, ngày uống 3 lần.
2. Chữa trẻ sốt cao co giật, co cứng: sốt cao co giật, co cứng: Toàn yết, Bạch phụ tử, Nam tinh chế với Mật bò, Tằm gió, Câu đằng, Phấn nứa, Bạch đàn, mỗi vị 4g sắc uống.
3. Chữa mụn nhọt độc, lở loét: Toàn yết 3 phần, Chi tử 7 phần. Nấu chung với dầu Vừng cho sôi rồi cho sáp ong vào nấu thành cao, dùng đắp lên mụn nhọt.
4. Chữa viêm khớp mạn: Ô đầu (chế) 10g, Toàn yết 3g, Xuyên sơn giáp 6g, Nhũ hương 5g, Thương truật 10g, các vị thuốc phơi sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần.