Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved

Cây me rừng có tên khoa học: Phyllanthus emblica L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới về cả thành phần hóa học và hoạt tính sinh học.
Thành phần hóa học của quả me rừng chủ yếu là hợp chất polyphenol (flavonoid, tanin) và acid hữu cơ. Trong số đó phải kể đến hợp chất có tác dụng dược lý đáng chú ý như phyllaemblicin B, phyllaemblicin C, emblicanin A, emblicanin B và acid gallic. Quả Me rừng là nguồn nguyên liệu tự nhiên của vitamin C, trong vỏ quả có tỉ lệ 70-72%. Còn có acid mucic. Quả khô chứa tanin và phức hợp keo mà thành phần chính là acid phyllemblic. Hạt chứa dầu cố định, phosphatid và tinh dầu. Vỏ cũng chứa tanin, leucodelphinidin. Lá cũng chứa tanin.
Năm 2013 nhóm tác giả thuộc Đại học Baghdad đã công bố tác dụng kháng khuẩn chống lại tụ cầu vàng Staphynococcus aureus, trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeroginosa, trực khuẩn gây bệnh đường hô hấp Klebsiella của acid gallic, acid ellagic, quercetin, acid chebulinic và acid chebulagic.
Trong Đông y, me rừng được sử dụng đơn độc hay phối hợp như lấy quả dùng trong trị cảm mạo phát sốt, đau họng, đau răng, miệng khô phiền khát, tiểu đường, thiếu vitamin C. Dùng rễ cây me rừng làm thuốc trị tăng huyết áp, đau thượng vị, viêm ruột, lao hạch và cả bệnh bạch huyết. Lá me rừng dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm da mẩn ngứa, eczema hay dùng ngoài lấy lá nấu nước tắm rửa phòng trị bệnh ngoài da.
Ở Việt nam me rừng phân bố tương đối phổ biển ở các tỉnh vùng núi thấp và trung du, các tỉnh miền trung như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa… Tuy nhiên số lượng nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của cây me rừng nói chung, quả me rừng nói riêng còn hạn chế, cho đến nay chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào công bố về thành phần hóa học của quả me rừng thu hái tại Việt Nam.