• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Chức năng Gan - Thận
    • Chức năng tiêu hóa
    • Tim mạch - Tuần hoàn
    • Hôp hấp - Gout
    • Làm đẹp - Vitamin
    • Khúng khéng
    • Chức năng khác
  • Tin tức
    • Tin sản phẩm
    • Tin tức ngành
    • Chuyển động 24h
    • Tin tức khác
  • Kiến thức
    • Nghiên cứu y học
    • Thuốc và sức khỏe
    • Cây thuốc nam
    • Bệnh học
    • Kiến thức khác
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Cảm nhận của khách hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả sản phẩm
2 Hotline: 1900545521
Tư vấn miễn phí
Tra tên thuốc
Nội bộ
Giới thiệu
Sản phẩm
Chức năng Gan - Thận Làm đẹp - Vitamin Tim mạch - Tuần hoàn Hô hấp - Gout Chức năng khác Chức năng tiêu hóa Khúng Khéng
Tin tức
Tin sản phẩm Tin tức ngành Tin tức khác Chuyển động 24h
logo
Kiến thức
Nghiên cứu y học Thuốc và sức khỏe Cây thuốc nam Bệnh học Kiến thức khác
Tuyển dụng
Liên hệ
 
Trang chủ
Thuốc và sức khỏe  »  Kiến thức  » 

Cách bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh

Lượt xem: 360       11h52 26/11/2018
 

Vào thời điểm khí hậu lạnh buốt ở miền Bắc như hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, nhất là những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai… Vì vậy chăm sóc sức khỏe đúng cách khi trời lạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế sự xâm nhập của virut, vi khuẩn gây bệnh.

Cách bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh

1. Đau nhức xương khớp:

Người cao tuổi, phụ nữ sau tuổi 35 hay bị đau nhức xương khớp khi trời lạnh, mưa rét. Đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi là nỗi ám ảnh của nhiều người. Khi mắc chứng bệnh này, toàn bộ các khớp xương đều đau nhức nhất là buổi sáng dễ bị cứng khớp, khó cử động hàng giờ.

Để phòng tránh việc quan trọng là cần giữ ấm cơ thể, đi tất tay, chân đầy đủ. Không ra ngoài khi trời đang mưa phùn, nếu lỡ dính nước mưa cần thay ngay quần áo.

2. Bệnh cảm cúm:

Trời lạnh làm cho hệ miễn dịch suy giảm là cơ hội thuận lợi để các loại virus gây bệnh hoạt động mạnh, tấn công cơ thể khiến chúng ta dễ dàng mắc các bệnh cảm cúm và cảm lạnh. Đây không phải là bệnh quá nghiêm trọng nếu biết chữa trị kịp thời, tuy nhiên nếu chúng ta chủ quan bệnh tình sẽ nặng hơn, gây nguy hiểm và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Để phòng tránh bệnh chúng ta cần giữ ấm cho cơ thể, mặc quần áo đủ ấm và quấn khăn kín cổ. Trẻ nhỏ và người già nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá lạnh, đặc biệt nếu không có việc gì cần thiết thì không nên đi ra ngoài lúc sáng sớm cũng như lúc quá khuya.

3. Dễ bị hạ thân nhiệt:

Hạ thân nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể còn 35 độ C. Người già, trẻ nhỏ, người bị say (rượu, ma túy…), suy dinh dưỡng, tim mạch, thiểu năng tuyến giáp… có nguy cơ bị hạ thân nhiệt cao. Nguy hiểm của hạ thân nhiệt là người bệnh không biết, chỉ tới khi người mệt mỏi, đầu óc lơ mơ, rùng mình thành đợt, da tái xanh, đồng tử giãn và mất tỉnh táo là cơ thể đã mất ý thức.

Do đó khi trời lạnh thấy ai đó run lẩy bẩy, nói lắp bắp, da lạnh, xám, nhịp thở chậm, mệt mỏi, mất phối hợp động tác nên giúp họ quấn chăn quanh người và đốt lửa lên sưởi cho tới khi cơ thể ấm lại.

4. Bệnh hen suyễn và viêm mũi:

Vùng cổ và mũi là những bộ phận gắn liền với việc hô hấp, chính vì vậy mà khi thời tiết giao mùa chúng ta cần chăm sóc chúng chu đáo hơn, bởi khi trời lạnh thời tiết sẽ hanh khô, những con virus gây bệnh cho đường hô hấp sẽ phát triển rất mạnh. Vì vậy, khi ra đường chúng ta nhất định phải mang khẩu trang để tránh khói bụi và nhớ giữ ấm phần cổ.

5. Tăng nguy cơ đột quỵ:

Mùa lạnh, người có bệnh tim mạch chuyển biến xấu hơn, nguy cơ suy tim, đột quỵ, tai biến… tăng cao hơn 15% so các mùa khác trong năm. Người già khả năng miễn dịch và tính chịu đựng cơ thể kém nên rất dễ mắc. Người có cuộc sống căng thẳng, ít vận động, nghiện thuốc lá, rượu bia, ăn uống thiếu khoa học, người béo phì tiểu đường… đều dễ bị đột quỵ và ngày càng gia tăng ở giới trẻ.

Để phòng tránh chúng ta cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý, tâm lý ổn định, tránh căng thẳng, mệt mỏi. khi trời gió lạnh, mưa rét, người già và những người có nguy cơ đột quỵ cần chú ý giữ cơ thể luôn ấm áp, tránh bị gió lạnh ập vào người khi cửa mở. Tăng cường luyện tập thể thao. Khi ăn uống nên hạn chế ăn mỡ động vật, muối, không uống rượu, bia, ăn nhiều rau củ quả. Thường xuyên đi khám kiểm tra sức khoẻ.

6. Dị ứng:

Một bệnh mà gần như thay đổi thời tiết ai cũng sẽ mắc phải đó là chứng dị ứng thời tiết. Khi trời chuyển lạnh bất ngờ, nhiệt độ chệnh lệch giữa ngày và đêm khiến chúng ta bị phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy, da khô nứt nẻ, việc sinh hoạt hàng ngày trở nên bất tiện, khó chịu.

Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc giữ ấm cơ thể, bạn cần chú ý trong việc ăn uống, hạn chế ăn đồ ngọt, rượu bia, những thứ có thể gây dị ứng, chúng ta cũng nên chăm sóc da kỹ càng, chú ý vệ sinh cơ thể. Khi chưa tìm rõ nguyên nhân bị dị ứng thì dùng thuốc gì cũng cần có tư vấn của bác sĩ.

7. Viêm phổi:

Mùa lạnh phổi rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em. Bệnh diễn tiến nhanh và nặng, có thể dẫn tới tử vong. Dấu hiệu là ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng (đôi khi ho ra máu), có thể tức ngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh… sức khỏe yếu đi, mệt mỏi, đặc biệt bị nặng ngực cần đi khám ngay, tránh biến chứng.

Để phòng bệnh viêm phổi, cần mặc đủ ấm, ăn đủ chất trong những ngày chuyển mùa, nhất là trẻ em. Rèn luyện sức khỏe để tăng cường sức đề kháng. Nên mặc áo giữ nhiệt, áo đông xuân dày thấm hút mồ hôi để lưng không bị nhiễm lạnh.

Tổng hợp những việc cần làm khi trời lạnh bạn cần nhớ?

- Giữ ấm cơ thể, ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi làm việc ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ và đầu.

- Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm. Hạn chế đến những chỗ đông người.

- Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

- Tiêm vaccine phòng bệnh, giữ vệ sinh môi trường, giữ ấm nhà cửa.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Dọn dẹp nhà cửa sạch và giữ vệ sinh sạch sẽ với các loại vật dụng gia đình (cốc chén, bát đũa…), nhất là khi trong gia đình có người ốm.

- Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời nhé.

Bài viết liên quan

  Những lợi ích tuyệt vời của gạo nếp cẩm đối với sức khỏe con người

  8 loại thức uống giải độc tốt cho thận

  Tầm quan trọng của Vitamin B6 với sức khỏe con người

  Chè vằng và những lợi ích của chè vằng bạn cần biết

  Những lợi ích của việc tập Yoga hàng ngày với sức khỏe

  Tầm quan trọng của Vitamin B đối với sức khỏe

  Nghệ đen hay nghệ vàng tốt hơn?

  Tầm quan trọng của chất xơ đối với sức khỏe

  Lợi ích không ngờ từ thịt cua

  Tuổi 50 ăn gì để ngừa loãng xương, giảm nguy cơ ung thư?

Dược Phẩm VIOBA
Nhat sac cankids thanh than khang

ĐẶT HÀNG

Gọi Hotline

1900 545521

 

THÔNG TIN WEB

Bảo mật thông tin Quy định truy cập website

CHÍNH SÁCH

Hình thức thanh toán Chính sách vận chuyển giao nhận Chính sách đổi trả sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIOBA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved
dang ky voi bo cong thuong