• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Chức năng Gan - Thận
    • Chức năng tiêu hóa
    • Tim mạch - Tuần hoàn
    • Hôp hấp - Gout
    • Làm đẹp - Vitamin
    • Khúng khéng
    • Chức năng khác
  • Tin tức
    • Tin sản phẩm
    • Tin tức ngành
    • Chuyển động 24h
    • Tin tức khác
  • Kiến thức
    • Nghiên cứu y học
    • Thuốc và sức khỏe
    • Cây thuốc nam
    • Bệnh học
    • Kiến thức khác
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Cảm nhận của khách hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả sản phẩm
2 Hotline: 1900545521
Tư vấn miễn phí
Tra tên thuốc
Nội bộ
Giới thiệu
Sản phẩm
Chức năng Gan - Thận Làm đẹp - Vitamin Tim mạch - Tuần hoàn Hô hấp - Gout Chức năng khác Chức năng tiêu hóa Khúng Khéng
Tin tức
Tin sản phẩm Tin tức ngành Tin tức khác Chuyển động 24h
logo
Kiến thức
Nghiên cứu y học Thuốc và sức khỏe Cây thuốc nam Bệnh học Kiến thức khác
Tuyển dụng
Liên hệ
 
Trang chủ
Bệnh học  »  Kiến thức  » 

Cảm lạnh và cảm cúm - Những điều bạn cần biết

Lượt xem: 333       14h39 22/10/2018
 

Cứ sang thời tiết mùa đông, nhiệt độ ngoài trời thay đổi khó lường, có khi rét đậm, rét hại kéo dài, lúc lại nóng ấm nên người lớn trẻ con hay bị cảm, cúm. Nhưng nhiều người hay nhầm cảm lạnh là cảm cúm bởi cả hai đều là bệnh hô hấp do vi-rút gây ra và chúng có nhiều triệu chứng tương tự nhau như ho, sốt, nghẹt mũi, nhưng nguyên nhân của bệnh là khác nhau, mức độ nguy hiểm và cách chữa trị không thể giống nhau.

Cảm lạnh và cảm cúm - Những điều bạn cần biết

1. Cảm lạnh:

Các triệu chứng cảm lạnh thông thường thường phát triển khoảng một đến ba ngày sau khi tiếp xúc với vi rút gây cảm lạnh. Những loại siêu vi này có thể lây lan qua không khí, tiếp xúc cá nhân và tiết dịch đường hô hấp - những thứ như cái bắt tay, chạm vào đồ vật bị ô nhiễm và tiếp xúc với hắt hơi hoặc ho của người bệnh. Hầu hết cảm lạnh xuất phát từ virus lây lan từ người sang người qua tiếp xúc gần.

Khi bị bệnh, người bệnh thường thấy cơ thể bứt rứt, khó chịu nhưng vẫn có thể thực hiện những công việc hàng ngày một cách bình thường.

Biến chứng khi mắc cảm lạnh có thể là nghẹt mũi và viêm tai giữa. Cảm lạnh thường thường chỉ kéo dài trong khoảng một tuần, bệnh cũng có thể lây lan cho người khác, nhanh khỏi hơn.

Không có vắc-xin để ngăn ngừa cảm lạnh thông thường, nhưng vệ sinh tốt có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh hoặc lây lan virus cho người khác. Bác sỹ khuyến nghị rửa tay thường xuyên và không chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng của bạn bằng tay chưa rửa. 

2. Cảm cúm:

Bệnh cảm cúm, mà chúng ta thường gọi ngắn gọn là cúm, là bệnh về đường hô hấp do nhiễm vi-rút, đi kèm với các triệu chứng sốt, đau đầu, ho, đau họng và đau cơ. Có nhiều loại vi-rút khác nhau gây ra bệnh cúm. Hầu hết các loại vi-rút tấn công hệ thống hô hấp của cơ thể - phổi và đường hô hấp, bao gồm cổ họng và mũi - gây ra các triệu chứng cúm điển hình như:

-       Ho khan.

-       Viêm họng.

-       Sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi.

-       Đau đầu.

-       Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể.

-       Mệt mỏi và suy nhược.

Triệu chứng bị cúm tương tự như cảm lạnh, nhưng bệnh trầm trọng, diễn biến rất nhanh. Đặc điểm chính của cảm cúm là thường sốt cao từ 38-39 độ C (khác với cảm lạnh sốt chỉ là dấu hiệu phụ).

Triệu chứng bệnh thường dồn dập và đột ngột, tăng nặng nhanh. Kèm theo sốt là đau đầu, đau nhức cơ thể, sổ mũi.

Cảm cúm rất dễ dàng lây lan, không có thuốc đặc trị nên bác sĩ hay chỉ định các loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng. Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày, biến chứng nặng hơn và nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản và xoang hoặc tai nhiễm trùng thì thời gian điều trị bệnh kéo dài hơn.

3. Phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm

Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm, cúm là nên vệ sinh tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng.

- Tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, trái cây… để tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể vượt qua các đợt cảm, cúm.

- Về vệ sinh các vị trí ít và vật dụng dễ bị dính dịch tiết chứa virus như nắm tay cửa ra vào, cửa toilet, điện thoại bàn, bàn phím...

- Chú ý mặc đồ ấm khi trời trở lạnh.

- Vì bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, dịch tiết từ mũi họng, nên khi bị cảm lạnh, hay cúm cần nghỉ ngơi ở nhà, tránh tới công sở, trường học, nơi công cộng… để tránh lây lan.

Hai bệnh không nguy hiểm, nhưng người dân cần theo dõi, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe tốt để tăng sức đề kháng cho cơ thể và nhanh lành bệnh.


 

Bài viết liên quan

  Vì sao chủng virus EV71 gây bệnh tay chân miệng nguy hiểm đến mức tử vong?

  Đã có 6 trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng

  Viêm tuỵ cấp: Triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng tránh

  Viêm tụy cấp nguy hiểm tính mạng thế nào?

  Xơ gan có mấy giai đoạn? Xơ gan cấp độ f1, f2, f3, f4 là gì?

  Hẹp động mạch chủ: Khi nào cần thay thế van động mạch chủ?

  Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại Khánh Hòa

  Đề phòng bệnh đau mắt đỏ lây lan mạnh trong mùa mưa bão

  2 triệu người chết mỗi năm, căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm cho trẻ em

  Thủ phạm gây tăng men gan

Dược Phẩm VIOBA
Nhat sac cankids thanh than khang

ĐẶT HÀNG

Gọi Hotline

1900 545521

 

THÔNG TIN WEB

Bảo mật thông tin Quy định truy cập website

CHÍNH SÁCH

Hình thức thanh toán Chính sách vận chuyển giao nhận Chính sách đổi trả sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIOBA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved
dang ky voi bo cong thuong