Địa chỉ: Số 11/141 Nguyễn Ngọc Nại - Khương Mai - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: info@vioba.vn
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved

Tỏi
có tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ hành
tỏi Liliaceae) và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những
loài họ hàng của nó. Mỗi 100 g tỏi cung cấp 150 calo, 33 g carbs, 6,36 g
protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt,
magiê, mangan, phốt pho, kali...
Theo
đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát
khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi,
tẩy uế...
Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho thấy, tỏi có nhiều tác dụng trong trị liệu đặc biệt là tác dụng phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ...
1. Những công dụng của tỏi
đối với sức khỏe con người?
- Trị cảm cúm thông thường: Bổ sung tỏi hàng ngày giúp cơ thể chống
lại cơn cảm lạnh thông thường. Bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin,
làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Đặc biệt điều này có thể làm giảm hơn 70%
thời gian bị cảm, như từ 5 ngày có thể giảm xuống còn 1,5 ngày.
- Trị mụn trứng cá: Tỏi có tác dụng thanh lọc máu và tính
chất kháng khuẩn nên có hiệu quả chống mụn trứng cá và các bệnh về da. Hợp chất
hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và
tiêu diệt vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo
phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và
dị ứng.
- Giảm huyết áp: Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức
huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp
tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Ngoài ra, do tỏi có chứa
polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội
mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.
- Giảm nồng độ cholesterol
và kiểm soát chỉ số triglyceride:Ăn tỏi có khả năng giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu tới 7%. Ngoài
ra, các chuyên gia cũng chứng minh loại gia vị này không chỉ giúp kiểm soát nồng
độ cholesterol mà còn làm giảm chỉ số triglyceride. Đây là chất béo có liên
quan tới nhiều bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.
- Phòng chống ung thư: Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa
ăn tỏi hàng ngày với việc chống lại ung thư dạ dày và đại trực tràng. Các hợp
chất alli giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể.
- Cải thiện hệ xương: Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu
ích cho hệ xương như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C. Lượng mangan cao, cùng
với các enzyme và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự hình thành xương, các
mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi. Ngoài ra, tỏi còn làm chậm
quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen.
- Chữa đau họng: Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh,
nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn
giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Cách chữa đau họng từ tỏi, đun sôi một
ít tỏi sống trong một cốc nước, thêm mật ong và đường để có mùi vị dễ uống hơn.
Bạn cũng có thể làm trà tỏi bằng cách ngâm một tép tỏi trong một chén nước.
- Ngăn ngừa nguy cơ sinh
non: Nhiễm vi khuẩn
trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu. Các nhà khoa học thuộc Phòng
Dịch tễ học, Viện Y tế Cộng đồng Na Uy phát hiện các hợp chất kháng sinh trong
tỏi có khả năng giảm nguy cơ sinh non tự phát.
- Đuổi muỗi: Quan niệm cho rằng ma cà rồng sợ tỏi có
thể xuất phát từ thực tế rằng muỗi bị đuổi bay bởi mùi tỏi. Chưa có lý do rõ
ràng vì sao chúng không thể chịu được mùi này nhưng có thể nói rằng hợp chất của
tỏi có hại cho muỗi, vì vậy người ta đã dùng để tránh muỗi. Bạn sẽ tránh được
nhiều muỗi hơn nếu bạn sử dụng tỏi như một loại thuốc đuổi muỗi vào ban ngày. Bạn
có thể sử dụng nó để đẩy lùi muỗi vào ban đêm bằng cách đặt nhánh tỏi ở nơi có
muỗi, hay thoa một chút nước tỏi lên vùng da hở.
2. Những điều cần lưu ý
khi dùng tỏi tươi và chế phẩm từ tỏi?
-
Không ăn cả tép tỏi nguyên
-
Không nuốt cả tép tỏi
-
Không ăn tỏi khi đói
-
Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
-
Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi, đồng thời với Warfarin (thuốc chống
đông máu) trước khi mổ.
-
Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút
-
Không dùng tỏi đắp lên da đối với những người dị ứng với tỏi
-
Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc
tiêu chảy.
-
Muốn làm hết mùi tỏi có thể dùng nước chè (chè tươi hoặc chè búp xanh) đặc, súc
miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.
3. Những đối tượng nào
không nên dùng tỏi?
Ăn
nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt, gan, thận và một số bệnh khác. Bởi vậy
những người dưới đây là không nên ăn tỏi:
- Người bị bệnh về mắt: Theo y học, ăn nhiều tỏi trong thời
gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt và tổn thương gan. Vì vậy những người bị
bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ…
không nên ăn quá nhiều tỏi.
- Bệnh nhân viêm gan: Tỏi không có tác dụng trị bệnh, mà một
số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế
tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh
gan dễ buồn nôn. Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm
hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.
- Người bị bệnh tiêu chảy: Vì khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập
vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường
ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng
đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
- Người bị bệnh thận: Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt
cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện
tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn
làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh
hưởng đến sức khỏe cơ thể.
- Người có sức đề kháng yếu: Theo kinh nghiệm, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu, tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý.