• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Chức năng Gan - Thận
    • Chức năng tiêu hóa
    • Tim mạch - Tuần hoàn
    • Hôp hấp - Gout
    • Làm đẹp - Vitamin
    • Khúng khéng
    • Chức năng khác
  • Tin tức
    • Tin sản phẩm
    • Tin tức ngành
    • Chuyển động 24h
    • Tin tức khác
  • Kiến thức
    • Nghiên cứu y học
    • Thuốc và sức khỏe
    • Cây thuốc nam
    • Bệnh học
    • Kiến thức khác
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Cảm nhận của khách hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả sản phẩm
2 Hotline: 1900545521
Tư vấn miễn phí
Tra tên thuốc
Nội bộ
Giới thiệu
Sản phẩm
Chức năng Gan - Thận Làm đẹp - Vitamin Tim mạch - Tuần hoàn Hô hấp - Gout Chức năng khác Chức năng tiêu hóa Khúng Khéng
Tin tức
Tin sản phẩm Tin tức ngành Tin tức khác Chuyển động 24h
logo
Kiến thức
Nghiên cứu y học Thuốc và sức khỏe Cây thuốc nam Bệnh học Kiến thức khác
Tuyển dụng
Liên hệ
 
Trang chủ
Bệnh học  »  Kiến thức  » 

Dùng đúng cách các thuốc giảm đau

Lượt xem: 566       16h38 23/05/2019
 

Đau là một trong những triệu chứng thường gặp nhất. Việc sử dụng thuốc giảm đau hợp lý không chỉ giúp điều trị bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn góp phần giúp bệnh nhân tăng tuân thủ điều trị.

1.    Phân loại đau:

Đau cấp tính: Các cơn đau này thường xuất hiện nhanh và không kéo dài lâu, cơn đau sẽ biến mất khi nguyên nhân gây đau được điều trị, ví dụ như đau do phẫu thuật, đau do chấn thương hoặc nhiễm trùng như đau răng, gãy xương.

Đau mạn tính: Là các cơn đau dai dẳng kéo dài hơn 3 tháng, các cơn đau mạn tính tồn tại và kéo dài ngay cả khi nguyên nhân gây đau đã được điều trị. Điều này xảy ra là do các dây thần kinh trở nên quá nhạy cảm và gửi tín hiệu đau đến não ngay cả khi tổn thương đã lành. Các cơn đau mạn tính thường phức tạp và khó điều trị. Mục đích điều trị đau mạn là giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đau thần kinh: Đau thần kinh là một loại đau mạn tính do chấn thương dây thần kinh hoặc hệ thần kinh trung ương. Các ví dụ về đau thần kinh như đau thần kinh tọa do thoái hóa đĩa đệm, đau sau nhiễm trùng, đau do đái tháo đường, đau sau cắt cụt chi và đau do xơ cứng hoặc đột quỵ.

Đau là một trong những triệu chứng thường gặp nhất. Việc sử dụng thuốc giảm đau hợp lý không chỉ giúp điều trị bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn góp phần giúp bệnh nhân tăng tuân thủ điều trị. 1. Phân loại đau: Đau cấp tính: Các cơn đau này thường xuất hiện nhanh và không kéo dài lâu, cơn đau sẽ biến mất khi nguyên nhân gây đau được điều trị, ví dụ như đau do phẫu thuật, đau do chấn thương hoặc nhiễm trùng như đau răng, gãy xương. Đau mạn tính: Là các cơn đau dai dẳng kéo dài hơn 3 tháng, các cơn đau mạn tính tồn tại và kéo dài ngay cả khi nguyên nhân gây đau đã được điều trị. Điều này xảy ra là do các dây thần kinh trở nên quá nhạy cảm và gửi tín hiệu đau đến não ngay cả khi tổn thương đã lành. Các cơn đau mạn tính thường phức tạp và khó điều trị. Mục đích điều trị đau mạn là giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đau thần kinh: Đau thần kinh là một loại đau mạn tính do chấn thương dây thần kinh hoặc hệ thần kinh trung ương. Các ví dụ về đau thần kinh như đau thần kinh tọa do thoái hóa đĩa đệm, đau sau nhiễm trùng, đau do đái tháo đường, đau sau cắt cụt chi và đau do xơ cứng hoặc đột quỵ. Lựa chọn thuốc giảm đau phù hợp với mức độ đau. 2. Sử dụng hợp lý thuốc giảm đau: - Thuốc giảm đau ngoại biên: Các thuốc giảm đau ngoại biên là những loại thuốc thường gặp và được sử dụng phổ biến nhất trong cuộc sống thường ngày. Các thuốc này chính là paracetamol và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, diclofenac, celecoxib… Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình cũng như trong các trường hợp cần hạ sốt. Paracetamol hiện được coi là thuốc giảm đau cơ sở, được sử dụng ưu tiên cho cả người lớn và trẻ em, thuốc có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú. Paracetamol không được khuyến cáo dùng trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc hầu như không có tác dụng chống viêm. Thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên thuốc sẽ gây độc gan nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng trong thời gian dài. Các thuốc NSAID có tác dụng giảm đau các cơn đau nhẹ và trung bình ở liều thấp và chống viêm ở liều cao hơn. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các cơn đau do chấn thương nhẹ, do viêm, đau nửa đầu, thoái hóa khớp. Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là các tác dụng phụ trên tiêu hóa như đau thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn. Thuốc chống chỉ định đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày tiến triển do nguy cơ gây loét và chảy máu đường tiêu hóa. Thuốc còn làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp đang được điều trị và giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp và nhiều tác dụng phụ khác. Các thuốc này nên tránh dùng cho phụ nữ có thai đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. - Thuốc giảm đau trung ương: Nhóm thuốc này gồm các thuốc opioid có tác dụng giảm đau với cơ chế tác dụng lên thần kinh trung ương. Thuốc được chia thành hai nhóm nhỏ: Nhóm opioid yếu như codeine và tramadol và nhóm opipoid mạnh như morphin, oxycodone. Codein và tramadol được sử dụng điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng mà sử dụng các thuốc giảm đau ngoại biên không hiệu quả. Các thuốc này thường được kết hợp với paracetamol để tăng cường hiệu quả giảm đau. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, táo bón. Không nên dùng thuốc trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Không sử dụng dài ngày cho phụ nữ cho con bú, nếu phải dùng thuốc thì nên ngừng cho bú. Các opioid mạnh như morphin, oxycodone, fentanyl được dùng trong các cơn đau nghiêm trọng, các cơn đau dai dẳng khó điều trị, đặc biệt là đau do ung thư. Khi dùng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra các nguy cơ dung nạp thuốc, lệ thuộc thuốc và nghiện thuốc. Thuốc được phân loại là nhóm thuốc gây nghiện nên được quản lý rất chặt chẽ và chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Phản ứng phụ của thuốc gồm táo bón dai dẳng, buồn ngủ, buồn nôn và nôn. Các phản ứng khác có thể bao gồm: hưng phấn, ác mộng, đặc biệt ở người cao tuổi, lú lẫn, ảo giác; suy hô hấp, có thể ngừng thở do quá liều; tăng áp lực nội sọ; bí tiểu và ứ đọng nước tiểu trong trường hợp ung thư tiền liệt tuyến hoặc hẹp niệu đạo; hội chứng cai thuốc khi ngừng đột ngột. Nếu có thai hoặc cho con bú, morphin có thể kê cho người mẹ nếu cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý hội chứng cai thuốc có thể xuất hiện ở trẻ em khi sử dụng lâu dài. Fentanyl là thuốc giảm đau mạnh hơn morphin 100 lần, được chỉ định cho cơn đau mạn tính và nghiêm trọng không thể giải quyết được bằng thuốc giảm đau opioid khác. - Thuốc giảm đau thần kinh: Các cơn đau có nguồn gốc thần kinh được điều trị bằng các thuốc chống động kinh như gabapentin, pregabalin, carbamazepine; thuốc chống trầm cảm như amitriptyline, nortriptyline, duloxetine, paroxetine... Các thuốc này sẽ được bác sĩ kê đơn đơn độc hoặc phối hợp cả 2 loại thuốc, bắt đầu từ liều thấp sau đó tăng liều dần đến khi kiểm soát tốt cơn đau. Các tác dụng phụ của các thuốc này bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, mất tập trung. Các thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như dẫn đến suy nghĩ hoặc hành vi tự tử. Các thuốc này cũng có khả năng gây lệ thuộc thuốc và dung nạp thuốc. Ngoài ra còn có các thuốc giảm đau dạng dùng ngoài như kem capsaicin, gel hoặc miếng dán lidocaine. Các thuốc dùng ngoài phù hợp với những bệnh nhân không thể dung nạp các thuốc đường uống hoặc không muốn dùng thuốc đường uống. Các thuốc này ít gây ra tác dụng phụ toàn thân do hấp thu vào máu rất ít.

Lựa chọn thuốc giảm đau phù hợp với mức độ đau.

2.    Sử dụng hợp lý thuốc giảm đau:

- Thuốc giảm đau ngoại biên:

Các thuốc giảm đau ngoại biên là những loại thuốc thường gặp và được sử dụng phổ biến nhất trong cuộc sống thường ngày. Các thuốc này chính là paracetamol và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, diclofenac, celecoxib…

Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình cũng như trong các trường hợp cần hạ sốt. Paracetamol hiện được coi là thuốc giảm đau cơ sở, được sử dụng ưu tiên cho cả người lớn và trẻ em, thuốc có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú. Paracetamol không được khuyến cáo dùng trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc hầu như không có tác dụng chống viêm. Thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên thuốc sẽ gây độc gan nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng trong thời gian dài.

Các thuốc NSAID có tác dụng giảm đau các cơn đau nhẹ và trung bình ở liều thấp và chống viêm ở liều cao hơn. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các cơn đau do chấn thương nhẹ, do viêm, đau nửa đầu, thoái hóa khớp. Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là các tác dụng phụ trên tiêu hóa như đau thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn. Thuốc chống chỉ định đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày tiến triển do nguy cơ gây loét và chảy máu đường tiêu hóa. Thuốc còn làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp đang được điều trị và giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp và nhiều tác dụng phụ khác. Các thuốc này nên tránh dùng cho phụ nữ có thai đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

- Thuốc giảm đau trung ương:

Nhóm thuốc này gồm các thuốc opioid có tác dụng giảm đau với cơ chế tác dụng lên thần kinh trung ương. Thuốc được chia thành hai nhóm nhỏ: Nhóm opioid yếu như codeine và tramadol và nhóm opipoid mạnh như morphin, oxycodone.

Codein và tramadol được sử dụng điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng mà sử dụng các thuốc giảm đau ngoại biên không hiệu quả. Các thuốc này thường được kết hợp với paracetamol để tăng cường hiệu quả giảm đau. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, táo bón. Không nên dùng thuốc trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Không sử dụng dài ngày cho phụ nữ cho con bú, nếu phải dùng thuốc thì nên ngừng cho bú.

Các opioid mạnh như morphin, oxycodone, fentanyl được dùng trong các cơn đau nghiêm trọng, các cơn đau dai dẳng khó điều trị, đặc biệt là đau do ung thư. Khi dùng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra các nguy cơ dung nạp thuốc, lệ thuộc thuốc và nghiện thuốc. Thuốc được phân loại là nhóm thuốc gây nghiện nên được quản lý rất chặt chẽ và chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn.

Phản ứng phụ của thuốc gồm táo bón dai dẳng, buồn ngủ, buồn nôn và nôn. Các phản ứng khác có thể bao gồm: hưng phấn, ác mộng, đặc biệt ở người cao tuổi, lú lẫn, ảo giác; suy hô hấp, có thể ngừng thở do quá liều; tăng áp lực nội sọ; bí tiểu và ứ đọng nước tiểu trong trường hợp ung thư tiền liệt tuyến hoặc hẹp niệu đạo; hội chứng cai thuốc khi ngừng đột ngột. Nếu có thai hoặc cho con bú, morphin có thể kê cho người mẹ nếu cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý hội chứng cai thuốc có thể xuất hiện ở trẻ em khi sử dụng lâu dài.

Fentanyl là thuốc giảm đau mạnh hơn morphin 100 lần, được chỉ định cho cơn đau mạn tính và nghiêm trọng không thể giải quyết được bằng thuốc giảm đau opioid khác.

- Thuốc giảm đau thần kinh:

Các cơn đau có nguồn gốc thần kinh được điều trị bằng các thuốc chống động kinh như gabapentin, pregabalin, carbamazepine; thuốc chống trầm cảm như amitriptyline, nortriptyline, duloxetine, paroxetine... Các thuốc này sẽ được bác sĩ kê đơn đơn độc hoặc phối hợp cả 2 loại thuốc, bắt đầu từ liều thấp sau đó tăng liều dần đến khi kiểm soát tốt cơn đau. Các tác dụng phụ của các thuốc này bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, mất tập trung. Các thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như dẫn đến suy nghĩ hoặc hành vi tự tử. Các thuốc này cũng có khả năng gây lệ thuộc thuốc và dung nạp thuốc.

Ngoài ra còn có các thuốc giảm đau dạng dùng ngoài như kem capsaicin, gel hoặc miếng dán lidocaine. Các thuốc dùng ngoài phù hợp với những bệnh nhân không thể dung nạp các thuốc đường uống hoặc không muốn dùng thuốc đường uống. Các thuốc này ít gây ra tác dụng phụ toàn thân do hấp thu vào máu rất ít.

 

Bài viết liên quan

  Cách đối phó những cơn đau đầu trong thời tiết nắng nóng

  Dịch sởi vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại Mỹ, số ca mắc tiếp tục tăng

  Bệnh đau vùng cổ và vai gáy ngày càng trẻ hóa

  Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

  3 loại ung thư có thể chữa khỏi nếu tầm soát sớm

  Trung tâm nghiên cứu ung thư Quốc tế chỉ ra loạt thực phẩm quen thuộc gây ung thư

  Củ mã thầy đang vào mùa và những lợi ích chữa bệnh không thể bỏ qua

  Mắc bệnh dại tử vong 100%, 4 bước cần làm ngay khi bị chó cắn

  Ung thư gan – những điều nên biết ít nhất một lần

  Nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày trong cuộc sống hiện nay

Dược Phẩm VIOBA
Nhat sac cankids thanh than khang

ĐẶT HÀNG

Gọi Hotline

1900 545521

 

THÔNG TIN WEB

Bảo mật thông tin Quy định truy cập website

CHÍNH SÁCH

Hình thức thanh toán Chính sách vận chuyển giao nhận Chính sách đổi trả sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIOBA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved
dang ky voi bo cong thuong