Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: info@vioba.vn
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved

Lục Yên là một huyện miền núi phía Bắc,
thuộc tỉnh Yên Bái. Nơi đây không chỉ nổi tiếng là vùng đất ngọc của Việt Nam
mà còn nổi tiếng là nơi lưu giữ hàng trăm cây thuốc quý không nơi nào có. Trong
đó phải kể đến cây Dây Gắm – vị thuốc quý được mệnh danh là "khắc tinh” của bệnh
Gút (Gout).
1.
Người Tày vùng Lục Yên sử dụng cây Gắm để chữa Gút (Gout) như thế nào?
Từ xưa đến nay, người Tày vùng Lục Yên vốn
ăn uống kham khổ. Vậy tại sao bệnh Gút (Gout) lại trở nên phổ biến ở huyện miền
núi vùng cao này? Câu trả lời nằm ở chính nguồn thực phẩm hàng ngày mà họ sử dụng.
Đa phần đồng bào thường có thói quen sử dụng nấm hoặc măng chua được ủ quanh
năm. Bên cạnh đó, thịt thú rừng được người dân ăn kèm cũng là những thực phẩm
có hàm lượng purin cao nên dễ bị bệnh Gút tấn công.
Nhận thấy nguy cơ đó, người Tày đã biết
sử dụng cây Dây Gắm mọc hoang trong rừng để cải thiện các triệu chứng của bệnh
Gút (Gout). Dây Gắm thu hái về được rửa sạch, chặt nhỏ, sao khô và bảo quản thật
kỹ trước khi cho vào nấu cao. Người Tày ở Lục Yên dùng Dây Gắm pha nước uống
thay trà hàng ngày hoặc ngâm với rượu uống.
Dây
Gắm thảo dược quý của người Tày Lục Yên – "Khắc tinh” của bệnh Gút
2.
Cơ chế tác dụng của cây Dây Gắm đối với bệnh Gút (Gout)
Theo y học hiện đại, bệnh Gút (Gout) là
một bệnh chuyển hóa đặc trưng bằng những đợt viêm khớp cấp tái phát và lắng đọng
urat trong các mô, gây ra do tăng acid uric máu. Y học cổ truyền quan niệm, bệnh
Gút (Gout) chính là hậu quả của sự suy giảm chức năng thận, làm ảnh hưởng đến
khả năng đào thải acid uric qua đường nước tiểu, làm tăng nồng độ acid uric
trong máu.
Khi tinh thể urat lắng đọng vào các khớp
thường dẫn đến quá trình viêm cấp tại nơi khu trú, biểu hiện là triệu chứng
sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp ngón chân, khuỷu tay, đầu gối... Các hạt tophi
xuất hiện khi bệnh Gút (Gout) tiến triển thành Gout mãn tính, gây khó khăn
trong việc đi lại, sinh hoạt, gây biến chứng sỏi thận, suy thận, biến dạng khớp.
Theo Đông y, Dây Gắm (Vương Tôn) có vị đắng,
tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu
viêm, sát trùng.
3.
Nghiên cứu về 5 lợi ích của Dây Gắm đối với người bệnh Gút (Gout)
+ Thứ nhất: Giảm triệu chứng sưng nhức,
nóng ran ở các khớp, hạn chế lệ thuộc thuốc giảm đau.
+ Thứ hai: Giảm chỉ số acid uric máu. Hiệu quả giảm acid uric ĐẠT ĐẾN
88.33%. Kết quả chỉ ra trong bảng sau:
+ Thứ ba: Bồi bổ, tăng cường chức năng gan, thận giúp thận khỏe hơn để đảm
nhận tốt nhiệm vụ đào thải acid uric qua thận.
+ Thứ tư: Tăng khả năng đào thải acid uric một cách tự nhiên theo đúng cơ
chế sinh học của cơ thể.
+ Thứ năm: Căn nguyên của cơn đau gút là do lắng đọng các tinh thể muối
urat tại khớp. Các hoạt chất trong Cao Gắm tác động chuyển muối urat từ dạng
tinh thể sang dạng dịch thể (lỏng) để đào thải trở lại máu qua các mao mạch và
cuối cùng thải ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu. Từ đó cắt được cơn đau gút
từ căn nguyên.
Nguồn: Theo đề tài "Đánh giá tính
an toàn và tác dụng điều trị bệnh Gút của Cao Dây Gắm".
Mặc dù Dây Gắm là dược liệu quý, nhưng nếu
chỉ dùng đơn độc sẽ không mang lại hiệu quả cao mà cần kết hợp với các loại dược
liệu khác để nâng cao phác đồ điều trị. Đồng thời, việc bào chế Dây Gắm theo
phương pháp cô nấu thô sơ của người dân không những làm cho lượng hoạt chất có
tác dụng giảm đi đáng kể mà còn làm tăng cao nguy cơ gặp những tác dụng phụ do
những tàn dư tạp chất chưa được loại bỏ hết.
Người bệnh Gút có thể sử dụng các sản phẩm được chiết xuất bằng công nghệ hiện đại có cao Dây Gắm kết hợp với các vị dược liệu như cao Xấu Hổ Đỏ, cao Huyết Đằng.... giúp hỗ trợ giảm acid uric, giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và các đợt tái phát do gút.