Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved

Nghiên cứu chỉ ra rất rõ
ràng, một hệ đường ruột khỏe mạnh sẽ mạng lại một sức khỏe toàn diện cả về thể
chất lẫn tinh thần. Trên thực tế, bộ não và đường ruột gắn kết vô cùng bền chặt
nên các nhà khoa học đã mệnh danh đường ruột chính là "bộ não thứ hai”.
Vi khuẩn đường ruột, hay còn
gọi là hệ vi sinh vật, cần một môi trường ổn định để có thể phát triển dễ dàng.
Độ pH lý tưởng trong đại tràng là từ 6,7 đến 6,9. Đại tràng cũng cần phải có
tính axit nhẹ để gây ức chế đến sự phát triển "quá đà” của vi khuẩn.
Nuôi dưỡng và duy trì vi khuẩn
đường ruột có lợi là điều quan trọng để có được một cơ thể khỏe mạnh và tràn
đầy sức sống. Các loại thực phẩm chúng ta hấp thụ có sự tác động mạnh mẽ tới sự
cân bằng vi khuẩn. Do đó, điều quan trọng là hãy đảm bảo chế độ ăn uống của
chúng ta luôn có chứa những thực phẩm duy trì hệ vi khuẩn có lợi cho đường
ruột.
Cách dễ dàng nhất để bảo đảm
một hệ đường ruột khỏe mạnh là ăn những loại hoa quả có chứa chất xơ và thúc
đẩy sự cân bằng trong hệ tiêu hóa một cách thích hợp nhất.
Các loại trái cây giúp cải
thiện hệ vi khuẩn đường ruột và sức khỏe hệ tiêu hóa:
1. Chuối
Chất xơ là thành phần cần thiết
để kích thích quá trình sản xuất vi khuẩn đường ruột có lợi và chất xơ đóng vai
trò quan trọng đối với sức khỏe và chức năng của hệ tiêu hóa cho cơ thể. Chuối
không chỉ giàu chất xơ hòa tan mà còn chứa một hợp chất tên là prebiotic (chất
xơ không hòa tan) đi qua phần trên của đường tiêu hóa và không được hấp thụ vào
máu vì chúng không thể bị phá vỡ bởi vi khuẩn đường ruột.
Khi chất xơ đi qua ruột non và
đến đại tràng, hệ vi sinh đường ruột sẽ làm chất xơ lên men. Tóm lại, ăn chuối
giúp duy trì sự cân bằng và hài hòa giữa các vi khuẩn trong đường ruột.
2. Việt quất
Việt quất giúp thúc đẩy sự đa
dạng hóa của vi khuẩn đường ruột có lợi và làm giảm thiểu những vi khuẩn đường
ruột có hại. Vì việt quất hầu hết đều chứa hạt bé xíu, nên chất xơ của loại quả
này dồi dào hơn các loại quả khác.
3. Kiwi
Kiwi là loại trái cây không
chứa chất béo và giàu chất dinh dưỡng. Một chén kiwi cắt lát chứa 110 calo
không có chất béo, hai gram chất protein và nhiều chất xơ hơn một bát ngũ cốc,
và chỉ chứa một nửa lượng đường so với một chén dứa tươi. Chất xơ trong quả
kiwi cũng tốt cho việc liên kết và loại bỏ độc tố khỏi ruột kết giúp ngăn ngừa
căn bệnh ung thư ruột kết.
4. Táo
Ngoài việc là một loại thực phẩm giàu chất xơ,
các nhà khoa học gần đây đã chỉ ra rằng tầm quan trọng của táo đối với lợi ích
sức khỏe có thể xuất phát từ tác động của chúng lên hệ vi khuẩn trong đường
tiêu hóa.
Trong các nghiên cứu thí nghiệm ở trên động vật,
việc ăn táo được biết như là làm thay đổi đáng kể số lượng hai loại vi khuẩn
(vi khuẩn Clostridiales và Bacteriodes) trong ruột già. Do sự thay đổi của 2
loại vi khuẩn này đã dẫn đến sự trao đổi chất trong ruột già cũng bị thay đổi,
điều này mang lại sự đa dạng về lợi ích sức khỏe.
5. Mâm xôi
Tương tự như việt quất, mâm xôi
cũng chứa dồi dào chất xơ hòa tan. Hàm lượng chất xơ và nước trong quả mâm xôi
giúp ngăn ngừa bệnh táo bón và duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một hệ đường
ruột có đầy đủ chất xơ giúp thúc đẩy sự đều đặn trong việc loại bỏ độc tố hàng
ngày qua mật và phân.
6. Lê
Vì lý do dinh dưỡng, chúng tôi
thường khuyên các chuyên gia sức khỏe nên ăn cả vỏ trái cây. Các nghiên cứu gần
đây đã chỉ ra rằng vỏ lê chứa ít nhất ba đến bốn lần lượng phytonutrients
phenolic tương đương với thịt tươi. Những chất như phytonutrients bao gồm chất
chống oxy hóa, chất flavonoid chống viêm ruột và chất axit cinnamic chống ung
thư.
Khi nhắc đến sức khỏe đường
ruột của chúng ta, lê là loại trái cây giàu chất xơ và vỏ lê đã được chứng minh
là chiếm tới một nửa lượng tổng lượng chất xơ. Ngay cả với hàm lượng chất xơ
cao, lê vẫn được coi là một trong những thực phẩm dễ tiêu hóa nhất.
Đối với sức khỏe tổng thể, có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng. Chúng chịu trách nhiệm thiết yếu với các chức năng quan trọng trong hệ thống tiêu hóa và miễn dịch của cơ thể. Vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin và khoáng chất trong cơ thể, điều hòa hormone, tiêu hóa, sản xuất vitamin, đáp ứng miễn dịch và khả năng loại bỏ độc tố, chưa kể còn cải thiện sức khỏe tinh thần một cách đáng kể.