• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Chức năng Gan - Thận
    • Chức năng tiêu hóa
    • Tim mạch - Tuần hoàn
    • Hôp hấp - Gout
    • Làm đẹp - Vitamin
    • Khúng khéng
    • Chức năng khác
  • Tin tức
    • Tin sản phẩm
    • Tin tức ngành
    • Chuyển động 24h
    • Tin tức khác
  • Kiến thức
    • Nghiên cứu y học
    • Thuốc và sức khỏe
    • Cây thuốc nam
    • Bệnh học
    • Kiến thức khác
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Cảm nhận của khách hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả sản phẩm
2 Hotline: 1900545521
Tư vấn miễn phí
Tra tên thuốc
Nội bộ
Giới thiệu
Sản phẩm
Chức năng Gan - Thận Làm đẹp - Vitamin Tim mạch - Tuần hoàn Hô hấp - Gout Chức năng khác Chức năng tiêu hóa Khúng Khéng
Tin tức
Tin sản phẩm Tin tức ngành Tin tức khác Chuyển động 24h
logo
Kiến thức
Nghiên cứu y học Thuốc và sức khỏe Cây thuốc nam Bệnh học Kiến thức khác
Tuyển dụng
Liên hệ
 
Trang chủ
Thuốc và sức khỏe  »  Kiến thức  » 

RẮN

Lượt xem: 58       16h58 28/12/2020
 
                                                                             RẮN

Nhiều loài rắn được sử dụng làm thuốc, phần lớn chúng được săn bắt từ tự nhiên. Ngày nay nhiều loài rắn đã được nhân giống, chăn nuôi với quy mô lớn. Một số loài rắn thường dùng làm thuốc:

- Rắn hổ mang (Naja naja L.syn Agkistrodon rhodostoma Bourret), dài 0,7m đến 2m, phần cổ có bạnh lớn khi tức giận thì cất đầu cao, thân phía trên dựng thẳng lên, màu sắc thay đổi, thường là màu nâu đen sẫm, còn có tên khác Rắn mang bành, Rắn hổ lửa, Rắn đeo kính, Rắn hổ đất, Rắn hổ phì, Rắn hổ trâu, Rắn hổ mang chúa (Naja hannah Bourret), là loài rắn có nọc độc, họ Rắn hổ (Elapidae).

 Dược liệu Bạch hoa xà dùng để chỉ một số loài rắn được mổ xẻ, cuốn tròn, vùng bụng lộ ra xương sống và khoang bụng, mặt lưng màu nâu nhạt, chất cứng bền, có mùi tanh đặc biệt.

- Các loại rắn thường có mũi hướng xuống, loài có mũi hểnh lên trên có tên Khiển tỳ xà (rắn lật mũi), loài này lưng có hoa vân màu trắng nên có tên là Bạch hoa xà.

- Con rắn Đeo kính, (Kính nhãn xà: Naje haje L.) thuộc họ Rắn hổ (Elapidae) cũng được dùng với tên là Bạch hoa xà.

- Loài Agkistrodon acutus Gunther, rất độc có ở Hoàng liên sơn còn có tên là Bách bộ xà, Ngũ bộ xà, Kỳ bàn xà dài đến 1,8m dưới bụng trắng có vằn đen, trên lưng đen có vằn trắng cũng được gọi là Bạch hoa xà.

- Rắn cạp nong (Rắn mai gầm) (Bungarus fasciatus Schneider) thân có khoanh đen và vàng, vòng quanh cả bụng. Rắn khoanh đen vàng, Kim xà, rắn có nọc độc, họ Rắn hổ (Elapidae).

- Rắn cạp nia (Rắn mai gầm bạc) Bungarus candidus L. có khoanh vàng ngà, chỉ vòng nửa thân, Rắn khoanh đen trắng, Rắn mai gầm bạc, Bạch hoa xà, rắn có nọc độc, họ Rắn hổ (Elapidae).

- Rắn ráo (Zamenis mucosus L., Ptyas korros Schlegel), có màu hơi vàng sáng, Hổ chuối, Hoàng tiêu xà, rắn không có nọc độc, họ Rắn nước (Colubridae).

- Rắn lục (Trimeresurus albolabris Gray) có thân màu xanh.

- Rắn dọc dưa (Elaphe radiata, Schlegel) có sọc chạy dọc thận.

- Các loài rắn biển (Đẻn đai xanh, Đẻn Đốm, Đẻ khoang...) thuộc chi Hydrophis, họ Rắn biển (Hydrophidae). (Xem rắn biển Tr. 392).

 Bộ phận dùng: Thịt rắn (Xà nhục), Mật rắn (Xà đởm), Xác rắn (Xà thoái), Da rắn, Nọc rắn.

 Công dụng: Rượu rắn rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, suy yếu sinh lý, liệt dương, tiết tinh sớm, trí lực, thần kinh suy giảm.

 Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 50-100g thịt, dùng như thực phẩm, ngâm rượu, có thể làm thành dạng viên, dạng thuốc sắc.

 Bài thuốc:

A. Thịt rắn (bỏ nội tạng): Chứa protid, lipid, có vị ngọt, mặn, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Thường dùng dưới dạng rượu thuốc gồm 1 bộ 3 con gọi là tam xà (1 hổ mang, 1 cạp nong, 1 rắn ráo), hoặc bộ 5 con gọi là ngũ xà (1 hổ mang, 1 cạp nong, 1 cạp nia, 2 rắn ráo). Cũng có thể làm thành dạng viên chữa đau nhức khớp xương, tê bại, nhọt độc.
 
 1. Rượu bổ thận tráng dương: Dùng các loại rắn ghép thành bộ để ngâm rượu sau đây là một số công thức và cách chế biến:

Tam xà tửu 1. Rắn hổ mang, Rắn cạp nong, Rắn ráo mỗi loại một con có trọng lượng khoảng 500g.

 Tam xà tửu 2. Một con Rắn hổ lửa, 1 con mai gầm, 1 con hổ đất.

 Ngũ xà tửu 1. Tam xà tửu 1 thêm 1 con cạp nia, 1 con hổ trâu hoặc 1 con sọc dưa, mỗi con có thể trọng khoảng 500g.

 Ngũ xà tửu 2. Tam xà tửu 2 thêm 1 con hổ bành (hổ mang) và 1 con hổ hèo (hổ trâu).

 Thập xà tửu: Ngũ xà tửu 2 thêm 1 con rắn lục, 1 con rắn bông súng, 1 con rắn ri cá, 1 con ri ròi, 1 con rắn bồng.

 Cách chế biến rắn:

Khi chế biến rắn, không để nọc rắn gây nguy hiểm đến tính mạng của người trực tiếp chế biến và người sử dụng, không để mất mật rắn và phải hạn chế tối đa mùi tanh. Chọn rắn khỏe mạnh, rắn được mổ bỏ hết phủ tạng, mật rắn lấy riêng ngâm vào 1 lọ chứa ít rượu 35-40%. Dùng rượu rửa sạch máu rắn, sau đó ngâm rắn vào hỗn dịch gừng tươi và rượu để khử mùi tanh (500g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm 0,5 lít rượu 35-40%), ngâm trong 30 phút. Lấy rắn ra, để khô se là có thể tiến hành ngâm rượu được.

 Ngâm rắn tươi

Cho rắn đã xử lý vào một lọ thủy tinh có dung tích thích hợp. Đổ ngập rượu 60-70%, đậy lọ kín. Ngâm trong 3 tháng. Có thể hạ thổ để giữ cho nhiệt độ ngâm ổn định. Sau khi chiết rượu ngâm lần 1, có thể tiếp tục ngâm lần 2, 3. Những lần sau chỉ cần rượu có nồng độ 35-40%, và thời gian ngâm cũng ít hơn, thường là 20-30 ngày. Gộp dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu.

 Ngâm rắn khô

Rắn đã được chế, bỏ phần đầu, nơi có hai túi nọc độc, chặt thành từng khúc dài 5-7cm, có thể tẩm thêm dịch gừng tươi, để cho se, rồi nướng trên bếp than qua một vỉ sắt cho tới màu vàng và mùi thơm. Có thể sấy trong tủ sấy ở nhiệt độc trên 70 độ C tới khô. Cho rắn đã khô vào bình thủy tinh có dung tích thích hợp, đổ rượu 35-40% ngập rắn. Ngâm lần đầu 30 ngày, sau đó tiếp tục ngâm lần 2-3. Những lần sau thời gian ngâm ngắn hơn, thường là 15-20 ngày. Cũng có thể sau khi có rắn khô, đem giã thành bột thô, cho vào túi vải, rồi ngâm như trên.

 Đồng thời với việc ngâm rượu rắn, tiến hành ngâm rượu các vị thuốc đã được chế biến: Hà thủ ô đỏ, Ngũ gia bì hương, Thiên niên kiện, mỗi vị 80g, Cẩu tích 50g, Kê huyết đằng 120g, Tiểu hồi, Trần bì, mỗi vị 30g. Dùng rượu 35-40% với tỷ lệ một phần thuốc, 5-8 phần rượu. Số ngày ngâm có thể ít hơn ngâm rắn. Lần 1 ngâm 30 ngày, lần 2-3 ngâm từ 10-15 ngày. Gộp rượu thuốc của các lần ngâm lại để pha chế với rượu rắn.

 Sau khi đã chuẩn bị rượu của 2 phần như trên, pha chế theo tỷ lệ 1: 1 (một phần rượu rắn, một phần rượu thuốc), hoặc 1: 2. Đem rượu mật rắn đã được ngâm riêng trộn đều với rượu thành phẩm. Thêm đường trắng, quấy đều cho tan. Thêm rượu có nồng độ 35-40% cho đủ 10 lít rượu thành phẩm. Rượu rắn có màu nâu thẫm, mùi thơm vị đậm hơi ngọt. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

2. Trị chốc đầu: Thịt rắn, lọc xương, vằm viên, bọc lá Lốt nấu chín hay rán vàng cho trẻ nhỏ ăn.

3. Trị phong cùi khó lành, lở ngứa toàn thân: Bạch hoa xà 8g, Thiên ma 12g, Bạc hà 8g, Kinh giới 12g. Tán bột trộn mật ong, rượu làm viên ngày uống 2 lần.

B. Nọc rắn: Rất độc do có các enzym và protein độc. Thường dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc mỡ chữa tê thấp, giảm đau cho bệnh nhân ung thư, hạn chế phát triển khối u.

C. Mật rắn: Mật rắn chứa các acid mật có vị ngọt, cay, không độc, có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chữa thấp khớp, đau lưng, sốt kinh giản ở trẻ em, ho, hen suyễn, sát khuẩn vết thương, thường dùng dưới dạng siro, rượu thuốc.

4. Chữa đau lưng, thấp khớp: Lấy túi mật rắn, buộc cổ túi mật lại, tẩm rượu, phơi trong mát 1 ngày đêm rồi lại tẩm rượu, làm như thế 3 lần, xong treo lên phơi trong mát cho tới khi khô. Khi cần lấy khoảng chừng 0,1-0,2g cho vào 30ml rượu 40% để dùng.

D. Máu rắn: Khi chặt bỏ đầu rắn làm thịt, hứng ngay lấy máu rắn vào 1 cốc rượu, khuấy đều để uống.

E. Xác rắn lột (Xà thoái): Chữa động kinh, co giật ở trẻ em, đau cổ họng, ghẻ lở. Dùng 6-12g một ngày, dạng thuốc sắc hay sao vàng tán bột uống, ngâm cồn bôi ngoài.

5. Chữa thối tai chảy nước, chảy mủ, chữa lở ghẻ: Đốt cháy xác rắn, thổi vào mũi, lỗ tai.

6. Chữa các chứng động kinh ở trẻ con: Xác rắn 10g sắc để uống.

F. Da rắn: Còn gọi là vỏ hay xác rắn, treo rắn lên dùng dao khía quanh cổ, lột lấy da. Nhúng vào rượu rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô, tán bột, hoặc đốt tồn tính để trị các chứng bệnh ngoài da, thối tai.

G. Mỡ rắn: Lấy riêng mỡ rắn để chữa bỏng lửa, chốc đầu hoặc nấu với các vị thuốc khác để bôi vào chỗ mụn cho chóng lên da non.

 Lưu ý: - Không dùng rượu rắn cho phụ nữ có thai, không lạm dụng uống rượu rắn như các thứ rượu thực phẩm khác.

- Kim tiền Bạch hoa xà là Bạch hoa xà chế biến từ loài rắn Bungarus multicinctus Blyth.

Bài viết liên quan

  CHIM SẺ

  NHỆN CỎ

  TRĂN

  KỀN KỀN XÁM TRO

  THỎ

  CHIM GÕ KIẾN

  Bướm phượng đuôi nhạn

  CON RỆP

  CHUỒN CHUỒN NGÔ

  GHẸ CHARYBDIS

Dược Phẩm VIOBA
Nhat sac cankids thanh than khang

ĐẶT HÀNG

Gọi Hotline

1900 545521

 

THÔNG TIN WEB

Bảo mật thông tin Quy định truy cập website

CHÍNH SÁCH

Hình thức thanh toán Chính sách vận chuyển giao nhận Chính sách đổi trả sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIOBA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved
dang ky voi bo cong thuong