• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Chức năng Gan - Thận
    • Chức năng tiêu hóa
    • Tim mạch - Tuần hoàn
    • Hôp hấp - Gout
    • Làm đẹp - Vitamin
    • Khúng khéng
    • Chức năng khác
  • Tin tức
    • Tin sản phẩm
    • Tin tức ngành
    • Chuyển động 24h
    • Tin tức khác
  • Kiến thức
    • Nghiên cứu y học
    • Thuốc và sức khỏe
    • Cây thuốc nam
    • Bệnh học
    • Kiến thức khác
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Cảm nhận của khách hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả sản phẩm
2 Hotline: 1900545521
Tư vấn miễn phí
Tra tên thuốc
Nội bộ
Giới thiệu
Sản phẩm
Chức năng Gan - Thận Làm đẹp - Vitamin Tim mạch - Tuần hoàn Hô hấp - Gout Chức năng khác Chức năng tiêu hóa Khúng Khéng
Tin tức
Tin sản phẩm Tin tức ngành Tin tức khác Chuyển động 24h
logo
Kiến thức
Nghiên cứu y học Thuốc và sức khỏe Cây thuốc nam Bệnh học Kiến thức khác
Tuyển dụng
Liên hệ
 
Trang chủ
Nghiên cứu y học  »  Kiến thức  » 

Rượu được chuyển hóa như thế nào trong cơ thể

Lượt xem: 2779       16h21 15/01/2016
 
Sau khi rượu được dung nạp, cơ thể sẽ ưu tiên chuyển hóa rượu và ngừng mọi hoạt động chuyển hóa khác. Sở dĩ cơ thể ưu tiên chuyển hóa rượu trước tiên do vì rượu không giống như chất đạm (protein), chất đường bột (carbohydrate) hay chất béo nên cơ thể không thể dự trữ được vì thế nó cần được chuyển hóa đầu tiên.


Khi rượu dung nạp vào dạ dày thì khoảng 20% lượng rượu được hấp thụ ở đây và ngấm trực tiếp vào máu. Trong vòng vài phút, rượu dung nạp lên não và tạo ra cảm giác kích thích. Không có chất dinh dưỡng nào có khả năng kích thích như vậy. Lượng rượu còn lại sẽ đi vào ruột và được hấp thụ cùng với các chất dinh dưỡng khác. Một lượng nhỏ rượu sẽ được bài tiết qua mồ hôi, nước bọt, nước tiểu và hơi thở. Nhờ vào đó chúng ta có thể kiểm tra nồng độ cồn trong máu thông qua thiết bị chuẩn đoán hơi thở "Breathalyzer”

Gan là cơ quan chức năng chính giúp chuyển hóa rượu, đó là nguyên nhân tại sao tiêu thụ nhiều rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho gan. Rượu được đào thải và loại bỏ ra khỏi máu thông qua quá trình oxy hóa. Quá trình oxy hóa này giúp ngăn cản rượu tích lũy trong cơ thể gây phá hủy các tế bào và nội tạng. Các tế bào gan chỉ có thể xử lý một số lượng rượu nhất định mỗi giờ. Một lá gan khỏe mạnh có thể oxy hóa rượu tinh khiết ở tỷ lệ ¼ đến ⅓ của 30ml rượu trong 1 giờ, nghĩa là trong 1 giờ gan chỉ có thể oxy hóa được ít hơn 30ml rượu mạnh. Vì vậy, nếu bạn uống rượu nhiều hơn mức độ xử lý của gan, độ rượu trong máu của bạn tăng lên.

Nồng độ rượu trong máu BAC giúp xác định lượng rượu được hấp thu, phân phối, chuyển hóa và bài tiết trong cơ thể như thế nào. Những yếu tố ảnh hưởng đến phân tích BAC:

• Giới Tính
• Chủng tộc
• Thực phẩm được dùng cùng rượu
• Uống rượu thường xuyên
• Loại rượu
• Thuốc điều trị

Biểu hiện của cơ thể do nồng độ rượu trong máu:
Sau khi uống rượu, cơ thể có những phản ứng qua nhiều giai đoạn tương ứng với lượng rượu trong máu

Hưng phấn – BAC: 0,03-0,12%

· tự tin hơn, liều lĩnh hơn
· khả năng tập trung giảm, thời gian chú ý rút ngắn
· mặt có thể đỏ ửng
· giảm khả năng phán đoán, nhận xét, thường nghĩ gì nói đó, thiếu suy xét
· gặp khó khăn trong trong các cử động khéo léo như viết, ký tên…

Kích động – BAC: 0,09-0,25%

· khó nhận thức hay ghi nhớ vấn đề
· phản ứng chậm
· dễ mất thăng bằng
· giảm sút các khả năng cảm giác như: nhìn mọi vật đều mờ ảo, nghe, nếm kém…

Lúng túng – BAC: 0,18-0,30%

· có thể không biết mình là ai, đang làm gì
· hoa mắt, chóng mặt, đi đứng lảo đảo
· có những cảm xúc cực đoan: rất hung hăng hoặc rất nhút nhát, có khi rất trìu mến…
· cảm thấy buồn ngủ
· lời nói không mạch lạc, câu chữ líu nhíu, giọng nói lè nhè
· động tác rời rạc, kết hợp kém, chẳng hạn như chụp một vât được ném tới một cách rất khó khăn
· khó cảm thấy đau đơn hơn so với người bình thường

Sững sờ – BAC: 0,25-0,4%

· hầu như không thể di chuyển, đi, đứng hay trả lời kích thích nói chung
· lúc tỉnh, lúc mê
· có khi ói mửa

Bất tỉnh – BAC: 0,35-0,50%

· Không còn ý thức
· Phản ứng của cơ thể giảm mạnh, đồng tử hầu như không phản ứng với ánh sáng
· Hơi thở chậm và yếu
· Nhịp tim chậm dần
· Có cảm giác lạnh (nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới thân nhiệt bình thường)

Tử vong – BAC: > 0,50%

Chỉ cần uống 1 ly rượu thì chỉ cần 35-45 phút, hàm lượng rượu trong máu sẽ tăng đến đỉnh điểm. 1 người nặng 150 pound có chức năng gan bình thường thì cơ thể sẽ chuyển hóa khoảng 7- 14 gram rượu mỗi giờ, tương đương với khoảng 100 – 200 mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi giờ, tương đương với 250-350 ml bia hoặc 125-275ml thức uống có cồn khác. Kiếm soát tỳ lệ tiêu thụ giúp cho gan có thời gian chuyển hóa rượu và giới hạn chỉ số BAC. Khi ngừng uống, nồng độ rượu trong máu giảm khoảng 0,01% mỗi giờ. Thời gian là phương cách duy nhất giúp loại bỏ rượu ra khỏi cơ thể, vì vậy tắm vòi sen lạnh hoặc dùng cà phê sau khi uống rượu cũng sẽ không thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo.

Xem thêm: Xử lý khi bị ngộ độc rượu
Bài viết liên quan

  5 thảo dược tốt cho điều trị viêm gan

  Các bệnh mắc theo độ tuổi

  Mùa thu dễ mắc bênh gì?

  Bổ sung vitamin E bằng thực phẩm tự nhiên

  Lời khuyên bảo vệ phổi luôn khỏe mạnh

  Dễ dàng với chế độ ăn uống lành mạnh

  Nguyên nhân chính gây tổn thương gan

  Thực phẩm giúp tăng cường khả năng sinh sản

  Những điều cần biết khi điều trị viêm gan C

  Gan và những điều cần biết về gan

Dược Phẩm VIOBA
Nhat sac cankids thanh than khang

ĐẶT HÀNG

Gọi Hotline

1900 545521

 

THÔNG TIN WEB

Bảo mật thông tin Quy định truy cập website

CHÍNH SÁCH

Hình thức thanh toán Chính sách vận chuyển giao nhận Chính sách đổi trả sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIOBA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved
dang ky voi bo cong thuong