• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Chức năng Gan - Thận
    • Chức năng tiêu hóa
    • Tim mạch - Tuần hoàn
    • Hôp hấp - Gout
    • Làm đẹp - Vitamin
    • Khúng khéng
    • Chức năng khác
  • Tin tức
    • Tin sản phẩm
    • Tin tức ngành
    • Chuyển động 24h
    • Tin tức khác
  • Kiến thức
    • Nghiên cứu y học
    • Thuốc và sức khỏe
    • Cây thuốc nam
    • Bệnh học
    • Kiến thức khác
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Cảm nhận của khách hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả sản phẩm
2 Hotline: 1900545521
Tư vấn miễn phí
Tra tên thuốc
Nội bộ
Giới thiệu
Sản phẩm
Chức năng Gan - Thận Làm đẹp - Vitamin Tim mạch - Tuần hoàn Hô hấp - Gout Chức năng khác Chức năng tiêu hóa Khúng Khéng
Tin tức
Tin sản phẩm Tin tức ngành Tin tức khác Chuyển động 24h
logo
Kiến thức
Nghiên cứu y học Thuốc và sức khỏe Cây thuốc nam Bệnh học Kiến thức khác
Tuyển dụng
Liên hệ
 
Trang chủ
Tin tức khác  »  Tin tức  » 

Sức khỏe đời sống-Bộ Y tế “hớ” đủ thứ

Lượt xem: 547       04h15 31/03/2019
 

Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra dự án dự trữ thuốc phòng chống dịch cúm A/H5N1 của Bộ Y tế. Kết luận này cho thấy có nhiều vấn đề khuất tất...


Thuốc Tamiflu (Ảnh: N.C.T).

Chính phủ đã chi hơn 562 tỉ đồng mua dự trữ 20 triệu viên thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphate (tương tự thuốc Tamiflu) chống dịch cúm (gồm 10 triệu viên thành phẩm và 10 triệu viên nguyên liệu), nhưng Bộ Y tế đã thiếu kiểm tra, theo dõi việc thực hiện, thanh quyết toán hợp đồng.

Trong cơ cấu giá thành được duyệt có phần chi cho thử tương đương sinh học, nhưng đến nay bốn nhà sản xuất vẫn... chưa thử dù Bộ Y tế đã chuyển thanh toán một nửa tiền. Việc thương thảo về giá thuốc cũng có hàng loạt chuyện đáng nói.

Đề xuất thiếu thực tế

Theo kết quả thanh tra, từ cuối năm 2003 đến cuối năm 2005, cả nước có 91 trường hợp mắc cúm A/H5N1 nhưng trong tờ trình ngày 22-11-2005, Bộ Y tế lại đề xuất đến ngày 30-6-2006 phải dự trữ đủ 30 triệu viên thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphate, tương đương 3 triệu liều điều trị cho 3 triệu người bệnh.

Từ tham mưu, đề xuất thiếu căn cứ thực tế về diễn biến dịch tại VN đã dẫn đến việc VN không mua được nguyên liệu của Công ty Roche - công ty nghiên cứu và phát triển Tamiflu - do Roche chỉ cung cấp nguyên liệu từ tháng 8-2006. Đáng lưu ý, nguyên liệu của Roche có hạn dùng 10 năm, giá cả rẻ hơn, trong khi VN mua nguyên liệu Ấn Độ giá gấp đôi, hạn dùng chỉ ba năm.

Mua nguyên liệu đắt, Bộ Y tế còn “hớ” trong thương thảo giá thuốc với bốn công ty tham gia đóng viên thuốc tại VN, gồm Công ty Dược và vật tư y tế Phú Yên (Pymepharco), Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long, Công ty Imexpharm và Công ty Stada VN.

Thanh tra Chính phủ cho hay hội đồng thẩm định các cơ sở đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao theo quyết định ngày 17-11-2005 của Bộ Y tế. Thể hiện ở biên bản làm việc của hội đồng với các công ty không có nội dung thương thảo về giá, biên bản làm việc không có chữ ký của đại diện công ty được kiểm tra, không có kết luận rõ về kết quả thẩm định ở từng công ty.

Trong khi chưa có báo cáo bộ trưởng Bộ Y tế, hội đồng thẩm định đã gửi đơn đặt hàng cho bốn công ty ngay tại buổi kiểm tra ở các đơn vị này.

Theo Thanh tra Chính phủ, đây là một dạng “chỉ định thầu” nhưng Bộ Y tế không có văn bản gửi Bộ Tài chính thẩm định, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định trước khi đặt hàng.

Do đơn đặt hàng không ghi đơn giá, hội đồng thẩm định không thương thảo về giá dẫn đến việc định giá sản phẩm sau này bị động, phụ thuộc giá các công ty đề xuất. Đặc biệt, trong cơ cấu giá thành được duyệt có thử tương đương sinh học là 17 đồng/viên, tương đương trên 333 triệu đồng.

Nhưng đến thời điểm thanh tra (giữa năm 2010), các công ty trên vẫn chưa tiến hành thử tương đương sinh học, còn Bộ Y tế đã chuyển tiền thanh toán (trên 165 triệu đồng) cho mục đích này.

Hàng trăm tỉ đồng bị bỏ phí

Theo Thanh tra Chính phủ, Bộ Y tế đã thanh toán cho bốn công ty kể trên toàn bộ số tiền thanh lý hợp đồng là trên 562 tỉ đồng. Tháng 3-2006, bốn công ty đã hoàn thành sản xuất trên 9,7 triệu viên thuốc có hoạt chất Oseltamivir phosphate có hạn dùng hai năm (hết hạn tháng 2-2008, sau đó Bộ Y tế gia hạn thêm một năm). Số còn lại dự trữ dưới dạng nguyên liệu và tháng 2-2009 cũng hết hạn, Bộ Y tế đã tăng hạn dùng thêm một năm.

Bài học lớn trong công tác quản lý

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Bộ Y tế cho biết tới đây Thủ tướng Chính phủ sẽ có ý kiến, chỉ đạo xử lý những sai phạm liên quan đến dự án dự trữ thuốc Oseltamivir chống cúm tại Bộ Y tế. Nhưng dù bất kỳ hình thức xử lý nào, việc buông lỏng quản lý để gây lãng phí và mất lòng tin của người dân trong một dự án lớn, có ý nghĩa về an sinh xã hội - dự trữ thuốc chống dịch - là rất đáng tiếc. “Vụ việc này là một bài học lớn trong công tác quản lý tài chính, thương thảo giá thuốc, giá vật tư y tế... ở Bộ Y tế” - vị lãnh đạo này nói

Toàn bộ số thuốc sản xuất đợt đầu hết hạn từ tháng 3-2009, đang được bảo quản tại bốn công ty và chưa được xử lý. Từ đề xuất thiếu thực tế, bị động trong thương thảo về giá và mua nguyên liệu có hạn dùng ngắn, hàng trăm tỉ đồng đã bị bỏ phí.

Thanh tra Chính phủ còn cho biết do bốn công ty mua nguyên liệu từ Ấn Độ, cơ quan thanh tra chưa có điều kiện xác minh tại công ty bán hàng lý do vì sao trong một thời gian ngắn giá nguyên liệu tăng cao so với giá kế hoạch của Bộ Y tế (17.500-18.000 USD/kg, trong khi kế hoạch của Bộ Y tế là 12.000 USD/kg).

Thanh tra Chính phủ cho rằng với chức năng quản lý nhà nước về thuốc và giá thuốc, được giao mua thuốc phòng chống dịch, Bộ Y tế đã thiếu trách nhiệm trong hỗ trợ các công ty tìm nguồn nguyên liệu, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, làm rõ việc thu chi tài chính liên quan đến dự án này của một trong bốn công ty tham gia, chưa tiến hành thử lâm sàng và tương đương sinh học nên chưa có cơ sở đánh giá hiệu quả điều trị của số thuốc đã được sản xuất.

Theo Thanh tra Chính phủ, khuyết điểm, sai phạm này thuộc trách nhiệm chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Y tế, cục trưởng Cục Quản lý dược, Vụ Kế hoạch tài chính. Riêng Vụ Khoa học - đào tạo (Bộ Y tế) có trách nhiệm trong việc chậm ban hành hướng dẫn thử lâm sàng viên nang Oseltamivir 75mg và hướng dẫn cơ sở thực hiện,

Viện Kiểm nghiệm có khuyết điểm trong việc chưa xây dựng quy trình thử tương đương sinh học cho sản phẩm này.

Đối với bốn công ty tham gia sản xuất, mặc dù được nhận lại hơn 6 triệu USD từ nhà cung cấp nguyên liệu nhưng không báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính. Thanh tra Chính phủ yêu cầu ba công ty tham gia sản xuất thuốc là Imexpharm, Stada VN, Pymepharco chuyển trả ngân sách nhà nước hơn 2,8 triệu USD đã nhận từ nhà cung cấp nguyên liệu.

Thanh tra cũng đề nghị chuyển cơ quan điều tra làm rõ giá mua nguyên liệu của bốn công ty và khoản tiền trên 3,8 triệu USD do Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long giữ của nhà cung cấp nguyên liệu nhưng để ngoài báo cáo tài chính.

Cập nhật: 07/09/2010 Theo Tuổi trẻ

Bài viết liên quan

  Sức khỏe đời sống-Khói thuốc lá sẽ gây ức chế enzyme kháng viêm

  Sức khỏe đời sống-Trẻ em thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh béo phì

  Sức khỏe đời sống-Ăn kiêng giúp củng cố hệ miễn dịch

  Sức khỏe đời sống-Những thủ pháp châm cứu đặc biệt của người Trung Quốc

  Sức khỏe đời sống-Công nghệ Nano bảo vệ sức khoẻ trẻ nhỏ

  Sức khỏe đời sống-Thiết bị mới giúp giảm bệnh nghiến răng ban đêm

  Sức khỏe đời sống-Đàn ông có thể mang thai trong vòng hai năm nữa

  Sức khỏe đời sống-Trẻ vàng da sơ sinh nhiều nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

  Sức khỏe đời sống-Đốt cháy u não bằng laser

  Sức khỏe đời sống-Mỹ khởi động thử nghiệm điều trị lâm sàng tế bào gốc

Dược Phẩm VIOBA
Nhat sac cankids thanh than khang

ĐẶT HÀNG

Gọi Hotline

1900 545521

 

THÔNG TIN WEB

Bảo mật thông tin Quy định truy cập website

CHÍNH SÁCH

Hình thức thanh toán Chính sách vận chuyển giao nhận Chính sách đổi trả sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIOBA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved
dang ky voi bo cong thuong