• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Chức năng Gan - Thận
    • Chức năng tiêu hóa
    • Tim mạch - Tuần hoàn
    • Hôp hấp - Gout
    • Làm đẹp - Vitamin
    • Khúng khéng
    • Chức năng khác
  • Tin tức
    • Tin sản phẩm
    • Tin tức ngành
    • Chuyển động 24h
    • Tin tức khác
  • Kiến thức
    • Nghiên cứu y học
    • Thuốc và sức khỏe
    • Cây thuốc nam
    • Bệnh học
    • Kiến thức khác
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Cảm nhận của khách hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả sản phẩm
2 Hotline: 1900545521
Tư vấn miễn phí
Tra tên thuốc
Nội bộ
Giới thiệu
Sản phẩm
Chức năng Gan - Thận Chức năng tiêu hóa Tim mạch - Tuần hoàn Hô hấp - Gout Làm đẹp - Vitamin Chức năng khác Khúng Khéng
Tin tức
Tin sản phẩm Tin tức ngành Tin tức khác Chuyển động 24h
logo
Kiến thức
Nghiên cứu y học Thuốc và sức khỏe Cây thuốc nam Bệnh học Kiến thức khác
Tuyển dụng
Liên hệ
 
Trang chủ
Tin tức khác  »  Tin tức  » 

Sức khỏe đời sống-Ca cấy ghép tế bào gốc đầu tiên thực hiện thành công

Lượt xem: 90       09h47 18/03/2019
 

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản ngày 12/9 đã cấy ghép thành công tế bào võng mạc được phát triển từ các tế bào gốc đa năng (iPS) cho một phụ nữ khoảng 70 tuổi và đây là lần đầu tiên các tế bào gốc iPS được đưa vào cơ thể người thông qua phẫu thuật.

Ca thử nghiệm lâm sàng - được các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Riken, Viện Nghiên cứu Y Sinh và Bệnh viện Sáng tạo ở Kobe, sử dụng tế bào iPS, một dạng tế bào gốc do giáo sư Đại học Kyoto Shinya Yamanaka phát triển, có thể sinh trưởng thành các mô khác nhau trên cơ thể người.

Ca phẫu thuật ngày 12/9 trước tiên nhằm kiểm định nguy cơ tiến triển, bao gồm cả bệnh ung thư, sau khi tế bào võng mạc mắt được cấy ghép cho bệnh nhân mắc chứng thoái hóa điểm vàng thể ướt do tuổi tác, một dạng bệnh thoái hóa võng mạc gây mù lòa.

Trước ca phẫu thuật, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Sinh học phát triển Riken đã lần đầu tiên tạo ra các tế bào iPS bằng cách đưa các gene điều khiển vào tế bào da lấy từ cơ thể bệnh nhân. Sau đó, nhóm này đã tạo ra một màng biểu mô sắc tố, một dạng lớp bảo vệ trong võng mạc bằng cách phát triển tế bào iPS thành các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.

Ca cấy ghép tế bào gốc đầu tiên thực hiện thành công
Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu, bà Masayo Takahashi. (Ảnh: japantimes.co.jp)

Theo Riken, trong cuộc phẫu thuật kéo dài hai tiếng tại bệnh viện ở Kobe, tấm võng mạc này đã được cấy ghép vào mắt bệnh nhân sau khi cắt bỏ các màng bất thường trong mô võng mạc của nữ bệnh nhân này.

Nhóm nghiên cứu cho biết sau phẫu thuật rằng không có điều gì nghiêm trọng hay tổn hại xảy ra đối với bệnh nhân, cụ thể như hiện tượng mất máu.

Bệnh nhân đầu tiên tình nguyện tham gia phẫu thuật cấy ghép là một phụ nữ sống ở tỉnh Hyogo, miền Trung Nhật Bản. Nếu không có gì thay đổi, bệnh nhân có thể sẽ ra viện trong vòng 3-7 ngày tới.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Kobe, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu Masayo Takahashi cho biết: “Tôi yên tâm là cuộc phẫu thuật đã kết thúc thành công. Tôi hy vọng đây sẽ là một bước tiến đáng kể".

Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ tiến hành phẫu thuật cho sáu bệnh nhân. Có thể sẽ phải mất khoảng một năm để xác định độ an toàn và những tác động của phẫu thuật cấy ghép.

Tại cuộc họp báo riêng ở Kyoto, giáo sư Yamanaka chúc mừng nhóm nghiên cứu phẫu thuật thành công khi cho rằng: “Đây là một kết quả của những nỗ lực lâu dài theo đó nhóm đã đạt được một bước tiến trong một khoảng thời gian ngắn khoảng bảy năm từ khi tế bào iPS được tạo ra. Tôi muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhóm".

Nhà khoa học giành giải Nobel cho biết: “Giai đoạn ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu y khoa đã bắt đầu từ bây giờ. Tôi cảm nhận được trách nhiệm của một người phát triển công nghệ".

Những người mắc chứng bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt thường phải trải qua tình trạng suy giảm hoặc biến dạng thị lực hay tổn hại võng mạc do tình trạng tăng sinh mạch máu bất thường.

Ở Nhật Bản, khoảng 700.000 người được cho là đang chịu ảnh hưởng bởi chứng bệnh này. Bộ Y tế Nhật Bản coi đây là một chứng bệnh khó chữa.

Giáo sư Yamanaka giành Giải Nobel y sinh học năm 2012 cùng với nhà nghiên cứu John Gurdon vì công trình mang tính đột phá về tế bào iPS.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Cập nhật: 15/09/2014 Theo Vietnam

Bài viết liên quan

  Sức khỏe đời sống-Trường hợp hiếm gặp: Người sinh ra không có tiểu não

  Sức khỏe đời sống-Bàn phím Qwerty ảnh hưởng cách đặt tên trẻ ở phương Tây

  Sức khỏe đời sống-Tìm ra nguyên nhân thực sự của hội chứng sợ nhện

  Sức khỏe đời sống-Ebola có nguy cơ bùng phát tại 15 quốc gia tại châu Phi

  Sức khỏe đời sống-Dịch Ebola sẽ còn hoành hành hơn 1 năm nữa

  Sức khỏe đời sống-Dùng phương pháp "nấm ma thuật" để hạn chế thuốc lá

  Sức khỏe đời sống-Những lợi ích của ngô ngọt mà bạn chưa biết

  Sức khỏe đời sống-Ánh sáng mặt trời làm tăng nguy cơ tự tử?

  Sức khỏe đời sống-Sản phẩm từ dầu ăn thải loại xuất hiện tại Việt Nam

  Sức khỏe đời sống-Quá trình hủy hoại con người của rượu và ma túy

Dược Phẩm VIOBA
Nhat sac cankids thanh than khang

ĐẶT HÀNG

Gọi Hotline

1900 545521

 

THÔNG TIN WEB

Bảo mật thông tin Quy định truy cập website

CHÍNH SÁCH

Hình thức thanh toán Chính sách vận chuyển giao nhận Chính sách đổi trả sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIOBA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved
dang ky voi bo cong thuong