• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Chức năng Gan - Thận
    • Chức năng tiêu hóa
    • Tim mạch - Tuần hoàn
    • Hôp hấp - Gout
    • Làm đẹp - Vitamin
    • Khúng khéng
    • Chức năng khác
  • Tin tức
    • Tin sản phẩm
    • Tin tức ngành
    • Chuyển động 24h
    • Tin tức khác
  • Kiến thức
    • Nghiên cứu y học
    • Thuốc và sức khỏe
    • Cây thuốc nam
    • Bệnh học
    • Kiến thức khác
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Cảm nhận của khách hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả sản phẩm
2 Hotline: 1900545521
Tư vấn miễn phí
Tra tên thuốc
Nội bộ
Giới thiệu
Sản phẩm
Chức năng Gan - Thận Làm đẹp - Vitamin Tim mạch - Tuần hoàn Hô hấp - Gout Chức năng khác Chức năng tiêu hóa Khúng Khéng
Tin tức
Tin sản phẩm Tin tức ngành Tin tức khác Chuyển động 24h
logo
Kiến thức
Nghiên cứu y học Thuốc và sức khỏe Cây thuốc nam Bệnh học Kiến thức khác
Tuyển dụng
Liên hệ
 
Trang chủ
Tin tức khác  »  Tin tức  » 

Sức khỏe đời sống-Cách xử trí khi bị đâm bởi vật nhọn nghi dính máu HIV

Lượt xem: 455       07h09 14/01/2019
 

Thông thường mọi người hoảng loạn nên cố gắng nặn hết máu ra. Hành động này vô tình tạo thêm tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.

Phân tích vụ việc dưới góc độ y khoa liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV, bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ cho biết, thông thường khi bị đâm bởi vật nhọn nghi có dính máu của người nhiễm HIV, các nạn nhân có tâm lý sợ hãi nên cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Cách xử trí này hoàn toàn sai, việc nắn bóp vết đâm không làm giảm nguy cơ virus xâm nhập mà còn vô hình chung tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.

Trong khi chờ đợi các biện pháp răn đe, chế tài của cơ quan chức năng để ngăn ngừa những trò đùa tiềm ẩn nhiều nguy cơ lẫy nhiễm HIV trên, bác sĩ Thủ khuyên mỗi người cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh HIV. "Thay vì hoang mang lo sợ, bạn sẽ bình tĩnh hơn và biết cách xử trí để phòng lây nhiễm trong những trường hợp tương tự", bác sĩ nói.

Khái niệm đầu tiên cần nắm rõ là "phơi nhiễm với HIV". Hiểu đơn giản, phơi nhiễm là khi một người có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (ở đây là virus HIV), do đó có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Phơi nhiễm (exposure) sẽ cho một tỷ lệ lây nhiễm (infection) nhất định. Lây nhiễm sẽ kéo theo một tỷ lệ mắc bệnh (disease) nhất định.

Hiện nay y học đã tìm ra phương pháp điều trị làm giảm tỷ lệ chuyển từ phơi nhiễm sang lây nhiễm HIV nhờ thuốc kháng virus. Đây gọi là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis - PEP).


Ảnh minh họa: Health

Khi bị phơi nhiễm, việc xử trí ban đầu tại chỗ rất cần thiết, sau đó là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Cụ thể, quy trình xử trí khi bị phơi nhiễm gồm:

- Bình tĩnh, lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể và cầm máu. Rửa trực tiếp vết thương dưới vòi nước sạch trong ít nhất 5 phút nhằm gột rửa bớt phần máu và dịch tiết dây nhiễm lên vết thương. Sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng keo cá nhân.

- Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt, mũi liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý (chai nhỏ mắt chứa Nacl 0.9%) trong 5 phút, bằng cách chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút.

- Trường hợp bị vật nhọn đâm, tuyệt đối không nặn máu. Thay vào đó, hãy rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.

Nên nhớ không phải mọi sự cố liên quan HIV đều có ​thể gây phơi nhiễm. Với bệnh này, 2 tình huống phơi nhiễm được kể đến nhiều nhất là đường máu và quan hệ tình dục.

- Đường máu: Khi một người bị đâm bởi vật nhọn có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết hoặc máu tươi của người có HIV vào niêm mạc mắt, vết thương trên người, thì xem như trong tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năng nhiễm HIV.

- Đường tình dục: Khi quan hệ không sử dụng bao cao su, hay có dùng nhưng bao bị rách, tuột, cũng được xem là đã phơi nhiễm với HIV.

Do tính chất âm thầm và khó nhận biết việc một người đã mắc HIV hay chưa, nên khái niệm phơi nhiễm ở đây không đòi hỏi phải xác minh rằng nguồn gây phơi nhiễm có thực sự đã mắc bệnh hay chưa. Chỉ cần có hành vi nguy cơ và tiếp xúc kể trên đều được xem là đã phơi nhiễm.

Trong các tình huống phơi nhiễm kể trên đều cần đến cơ sở y tế để được điều trị PEP. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho hiệu quả bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu, và duy trì hiệu quả trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm.

Hiệu quả của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian. Do vậy, người bị phơi nhiễm cần nhanh chóng đến cơ sở y tế và tham gia điều trị càng sớm càng tốt. Không nên chờ đợi quá thời gian cho phép là 72 giờ.

Hiện nay, các cơ sở y tế có điều trị PEP gồm:

- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

- Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng.

- Bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm.

Khi đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV và chỉ định điều trị dự phòng thông qua:

- Tình huống phơi nhiễm: Kim đâm, máu dây vào vết thương hay quan hệ tình dục.

- Thời điểm xảy ra phơi nhiễm.

- Thông tin về nguồn gây phơi nhiễm. Trong trường hợp bị kim đâm, có thể mang mẫu kim đến làm xét nghiệm.

Bằng những thông tin kể trên, bác sĩ sẽ cho ra chỉ định có cần thiết điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không. Nếu có, sẽ dùng phác đồ nào để điều trị.

Trong trường hợp người bệnh đủ chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu:

- Làm xét nghiệm nhanh HIV.

- Uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày.

- Làm lại xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng nhằm khẳng định tình trạng âm tính và hiệu quả của điều trị PEP.

Song song với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV, người bệnh cũng được khuyến khích tầm soát các bệnh lý khác có cùng đường lây (tùy theo tình huống phơi nhiễm). Chẳng hạn như viêm gan siêu vi B, C, bệnh lây qua đường tình dục: Giang mai, lậu, mồng gà. Riêng trường hợp bị vật nhọn đâm, cần lưu ý đến tiêm phòng uốn ván.

Cập nhật: 06/09/2014 Theo Vnexpress

Bài viết liên quan

  Sức khỏe đời sống-Kỹ năng an toàn để sống sót khi ôtô bị tai nạn giao thông

  Sức khỏe đời sống-Bệnh Ebola có thể chữa bằng máu của nạn nhân sống sót?

  Sức khỏe đời sống-Ghi nhận mới về thói quen uống nước trong khi ăn

  Sức khỏe đời sống-Đoán tính cách qua hình dạng bàn chân

  Sức khỏe đời sống-Mẹo đơn giản để năng động: Nghĩ đến người yêu

  Sức khỏe đời sống-Nhật Bản phát triển thành công kháng thể chống sốt xuất huyết

  Sức khỏe đời sống-Quần áo bằng vải bông giúp giảm mùi cơ thể hơn vải polyester

  Sức khỏe đời sống-Chức năng tự làm sạch lò nướng: lợi bất cập hại

  Sức khỏe đời sống-Hy vọng mới trong cuộc chiến chống lại virus Ebola

  Sức khỏe đời sống-Người đầu tiên sinh con bằng tử cung được cấy ghép

Dược Phẩm VIOBA
Nhat sac cankids thanh than khang

ĐẶT HÀNG

Gọi Hotline

1900 545521

 

THÔNG TIN WEB

Bảo mật thông tin Quy định truy cập website

CHÍNH SÁCH

Hình thức thanh toán Chính sách vận chuyển giao nhận Chính sách đổi trả sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIOBA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved
dang ky voi bo cong thuong