TÁC DỤNG VÀ CÁCH DÙNG CỦA YẾN
Tên khác: Yến sào, Yến hông xám, Yến hàng, Trảo oa kim ti yến
Tên khoa học: Aerodramus fuciphagus Oberholser (chim Yến trắng), A.maximus Hume (chim Yến đen), Collocalia fuciphaga germaimi Oustulet, họ Yến (Apodidae). Chim Yến sinh sống và phát triển ở nhiều tỉnh miền Nam nước ta, cũng được nuôi để thu tổ làm các món ăn và làm thuốc.
Mô tả: Chim thân nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi ngắn, mỏ cong. Lông đuôi và cánh có màu đen hay xám, bụng màu trắng. Chim yến thường kiếm ăn trên mặt nước, làm tổ trên các vách đá cheo leo hiểm trở và làm tổ trên các vách đá cheo leo hiểm trở và làm tổ bằng nước dãi của chúng.
Bộ phận dùng: Tổ chim yến (Nidus collocaliae - Yến sào) là món ăn có giá trị cao. Người ta chia tổ yến theo nguồn gốc Tổ yến hoang và Tổ Yến nuôi, theo màu sắc: Huyết Yến, Hồng Yến, Bạch Yến, theo chất lượng.
Thành phần hóa học chính: Protid, các chất khoáng.
Công dụng: Chữa trị ho lao, sốt từng cơn, hen suyễn, thổ huyết, Tổ Yến giúp bổ phổi, cường thận, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, dùng chế biến các món ăn, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa suy nhược cơ thể: Yến sào 40g, thêm nước, hầm với Thịt gà, Nấm hương hặc Mộc nhĩ trắng, Kỷ tử 12g, ăn trong ngày.
2. Thuốc bổ dưỡng cho người già yếu: Yến sào, Hạt sen, Hoài sơn, Ngũ gia bì, Đương quy, mỗi thứ 12g. Ngâm tổ Yến vào nước ấm cho nở ra, nhặt bỏ tạp, rửa sạch, để ráo, chưng cách thủy tổ Yến với Gà ác, Bồ câu và các vị thuốc, dùng ăn hàng ngày.
3. Chữa trị ho lao, hen suyễn, thổ huyết, gầy yếu: Tổ yến 6-12g, Bạch cập 12g. Đun nhỏ lửa hầm thật kỹ. Lọc lấy nước, thêm đường phèn, hấp vài phút cho tan đường, uống trong ngày.