Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu cân nặng của con tương ứng với
khả năng ăn uống của con. Thế nhưng có nhiều bé ăn tốt nhưng không tăng cân, có
phải do bé kém hấp thụ hay do mắc bệnh lí gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bố mẹ
đã đặt câu hỏi.
1. Trẻ ăn tốt nhưng không tăng cân có phải do kém hấp thụ?
Kém hấp thụ là cụm từ rất hay được sử dụng khi nói về những
em bé nhỏ người, nhẹ cân. Nhưng theo các chuyên gia y tế thì: Nếu trẻ ăn nhiều
nhưng không tăng cân và kèm theo các triệu chứng sau, thì mới có thể kết luận
là do kém hấp thụ. Hiện tượng kém hấp thụ xảy ra khi quá trình thức ăn đi vào
ruột không được hấp thụ vào người và phải đi thẳng ra bằng đường hậu môn. Do đó
triệu chứng của hiện tượng này gồm:
- Tiêu chảy. Trẻ có thể đi tiêu chảy nhiều lần (4-5 lần)
trong ngày.
- Trong phân của trẻ có thể thấy một số "sản phẩm” của tiêu
hóa, đi phân sống
- Hậu môn bị đỏ, lở loét
- Trẻ có các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiêu hóa
Vì vậy trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, đơn giản là do thiếu
enzyme tiêu hóa.
Ví dụ chúng ta ăn 3 nhóm thức ăn chính: bột, đạm, mỡ thì nó
phải có 3 nhóm men tương đương, khi nhai bột như: nhai cơm nguội, nhai bánh mì
lâu lâu thấy ngọt, đấy chính là enzyme nước bọt tiết ra chuyển thành đường
mantoo, thế nên ăn tinh bột thì phải có men tiêu hóa để chuyển đường thành
gluco, nếu chúng ta ăn lipit thì phải có men lipas, chúng ta ăn protis thì phải
có men dịch vị và sự hỗ trợ của axit dạ dày nữa nên khi bị thiếu những enzyme
tiêu hóa này thì quá trình chuyển hóa thức ăn sẽ không đi được từ A-Z.
2. Lý do trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân là gì?
- Chế độ ăn ít chất béo: Chế độ ăn ít chất béo là nguyên
nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng trẻ khó tăng cân dù ăn nhiều. Lượng của chất
béo cho trẻ em nói chung không vượt quá 30% khẩu phần dinh dưỡng. Với trẻ dưới
6 tháng tuổi, hàm lượng chất béo nên là 40%. Với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, hàm
lượng chất béo nên là 30%. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ cần cân nhắc bổ sung
chất béo, và không chỉ bổ sung riêng chất béo thực vật, cần bổ sung cả chất béo
động vật.
- Ăn nhiều nhưng chỉ ăn vặt, ăn trái cây, rau củ: Khi con
6-7 tháng tuổi, bắt đầu giai đoạn ăn dặm, bố mẹ có thể cho con làm quen với các
loại rau củ, trái cây. Nhưng từ tháng thứ 8 trở đi, trẻ cần chế độ ăn đa dạng.
Mặc dù dưới 1 tuổi, thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa, nhưng ăn đa dạng không chỉ
trao cho trẻ cơ hội được khám phá đồ ăn, mà còn giúp trẻ cân bằng dinh dưỡng.
- Trẻ cần ăn đúng bữa, dù ở độ tuổi nào: Nhiều bố mẹ quan niệm
sai lầm rằng ăn càng nhiều trái cây, rau củ càng tốt, nhưng một chế độ ăn cân bằng
mới là điều tốt nhất cho trẻ. Nếu con bạn đang ăn nhiều nhưng không tăng cân,
hãy xem xét lại chế độ ăn uống của con để có hướng điều chỉnh phù hợp.
- Trẻ nhiễm giun sán. Đây cũng là lí do nghi ngờ trẻ ăn nhiều
mà không thể tăng cân. Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy
nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có
thể tẩy sớm hơn, dưới sự tư vấn của bác sĩ và chọn loại thuốc thích hợp.
- Trẻ vận động quá nhiều: Nếu là lí do này, bố mẹ đừng quá
lo lắng. Vì cơ thể của trẻ đang rất khỏe mạnh và không hề phát sinh bệnh lí gì.
Khi trẻ ăn nhiều và không tăng cân, hãy quan sát con có vận động nhiều trong
ngày không. Nếu đúng, thì nên yên tâm thay vì lo lắng.
3. Cho trẻ ăn gì để tăng cân?
Trước khi tìm hiểu những thực phẩm giúp trẻ tăng cân, bố mẹ
cần xem bảng cân nặng chiều cao theo độ tuổi của trẻ, để quyết định con có đang
bị thiếu cân hay không. Nếu không, rất dễ dẫn đến sai lầm như nhồi con ăn quá
nhiều, gây nguy cơ trẻ béo phì.
Muốn trẻ tăng cân, cần cho trẻ uống 500-600 ml sữa bao gồm sữa
công thức theo lứa tuổi, sữa chua có tác dụng kích thích tiêu hóa, phomai vừa bổ
sung canxi, chất đạm và béo.
Ngoài ra, chế độ ăn của trẻ cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm (chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…, chất béo như dầu, mỡ, bơ… chất bột đường như gạo, mì…) Bổ sung rau lá và hoa quả tươi để có thêm nguồn vitamin, khoáng chất và đặc biệt chất xơ có tác dụng kích thích tiêu hóa. Bữa ăn nên đa dạng và thay đổi món trong ngày, ưu tiên các món ăn trẻ ưa thích trước rồi phối hợp các món trẻ chưa được ăn.