Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved

Chế độ ăn uống
dành cho bệnh Goute có thể làm giảm nguy cơ tái phát cơn đau do Goute và làm chậm
sự tiến triển của tổn thương khớp.
Bệnh gút
(Goute) là một bệnh rối loạn chuyển hoá có liên quan đến ăn uống do nồng độ
axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc
tinh thể axit uric. Làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, nếu lắng đọng ở thận gây
bệnh thận do urat.
Một chế độ ăn uống
phù hợp dành cho bệnh Goute có thể giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu.
1. Cần giảm
cân:
Nghiên cứu cho
thấy việc giảm lượng calo và giảm cân làm giảm nồng độ axit uric và giảm số lần
phát bệnh gout. Giảm cân cũng làm giảm bớt sự áp lực trên toàn khớp.
2. Chú ý tinh bột:
Ăn nhiều trái
cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, trong đó cung cấp tinh bột. Tránh các loại thực
phẩm như bánh mì trắng, bánh ngọt, kẹo, đồ uống có đường.
3. Giữ cho cơ
thể luôn đủ nước:
Uống nhiều nước
hơn có liên quan tới sự giảm các lần phát bệnh gout. Cố gắng uống từ 8 đến 16
ly nước mỗi ngày với ít nhất một nửa ly. Tương đương mỗi lần 120 ml.
4. Cắt giảm bớt
chất béo:
Hạn chế các loại
thịt đỏ, gia cầm béo và các sản phẩm sữa có chất béo cao ví dụ như các loại nội
tạng động vật.
5. Chú ý
protein hàng ngày:
Thêm protein
vào chế độ ăn của bạn với các sản phẩm từ sữa chứa ít hoặc không có chất béo,
chẳng hạn như sữa chua ít béo hoặc sữa tách kem giúp giảm nồng độ axit uric.
6. Rau có hàm
lượng purine cao:
Một chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên rất nhiều loại trái cây và rau quả có thể bao gồm các loại rau giàu purine, như măng tây, đậu Hà Lan, súp lơ hoặc nấm.