• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Chức năng Gan - Thận
    • Chức năng tiêu hóa
    • Tim mạch - Tuần hoàn
    • Hôp hấp - Gout
    • Làm đẹp - Vitamin
    • Khúng khéng
    • Chức năng khác
  • Tin tức
    • Tin sản phẩm
    • Tin tức ngành
    • Chuyển động 24h
    • Tin tức khác
  • Kiến thức
    • Nghiên cứu y học
    • Thuốc và sức khỏe
    • Cây thuốc nam
    • Bệnh học
    • Kiến thức khác
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Cảm nhận của khách hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách đổi trả sản phẩm
2 Hotline: 1900545521
Tư vấn miễn phí
Tra tên thuốc
Nội bộ
Giới thiệu
Sản phẩm
Chức năng Gan - Thận Làm đẹp - Vitamin Tim mạch - Tuần hoàn Hô hấp - Gout Chức năng khác Chức năng tiêu hóa Khúng Khéng
Tin tức
Tin sản phẩm Tin tức ngành Tin tức khác Chuyển động 24h
logo
Kiến thức
Nghiên cứu y học Thuốc và sức khỏe Cây thuốc nam Bệnh học Kiến thức khác
Tuyển dụng
Liên hệ
 
Trang chủ
Bệnh học  »  Kiến thức  » 

Ung thư dạ dày – căn bệnh dễ mắc

Lượt xem: 4130       19h12 03/11/2015
 

Mỗi năm theo công bố của Tổ chức ghi nhận Ung thư toàn cầu (ỈARC) có khoảng 870.000 người mắc bệnh và 650.000 người chết do căn bệnh này. Ở Việt Nam ung thư dạ dày đứng vị trí thứ 3 ở cả 2 giới.

Nguyên nhân

- Tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mạn tính kéo dài sẽ dẫn đến viêm teo mạn tính niêm mạc dạ dày, tiếp theo là các biến đổi dị sản của tế bào, tiếp đến là các biến đổi loạn sản tế bào qua từng mức nhẹ, vừa đến nặng và biến đổi cuối cùng là ung thư.
 
- Tập quán sống: Thói quen ăn uống có liên quan chặt chẽ với bệnh UTDD. Yếu tố nguy cơ tăng lên được nhiều nghiên cứu chỉ ra khi ăn các loại thức ăn có chứa Nitrates và Nitrites như thịt hun khói, thịt cá ướp muối, cũng như rau, dưa muối... Thuốc lá làm tăng đáng kể tỷ lệ UTDD.  
 
- Nhiễm vi khuẩn: Helicobacter Pylori, nhiều giả thuyết cho rằng Helicobacter pylori là nguyên nhân UTDD đặc biệt là ung thư 1/3 dưới. Helicobacter pylori gây nên viêm niêm mạc dạ dày mạn tính nhất là viêm mạn teo đét (Chronic Atrophic gastritis) được coi là thay đổi tiền ung thư (Procursor lesions for cancers).
 
Ngoài ra, ước tính có khoảng 5-10% UTDD có liên quan đến vi rút Epstein-Barr trên toàn thế giới.
 
- Các yếu tố khác:
+ Nhóm máu: một số báo cáo cho thấy người có nhóm máu A hay bị UTDD hơn các nhóm máu O, B, AB.
+ Yếu tố di truyền.
 
2. Những dấu hiệu gợi ý bạn cần đi khám
 
- Đau hoặc khó chịu ở bụng: Một cảm giác đầy bụng, tức bụng có thể là một dấu hiệu đầu tiên của ung thư dạ dày. Áp lực hoặc thỉnh thoảng có cảm giác đau nhói ở bụng, kèm theo ợ nóng quá mức... cũng có thể xảy ra khi bạn bị ung thư dạ dày. Ngoài ra, tình trạng ợ nóng và khó tiêu là phổ biến, ngay cả việc ăn uống cũng làm tăng sự đau đớn, khó chịu này.
 
- Khó nuốt: Bệnh nhân UTDD có thể có biểu hiện khó nuốt. Khi bệnh tiến triển, việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn.
 
- Sụt cân: Giảm cân đột ngột mà không cần cố gắng có thể là một dấu hiệu của UTDD. Kéo theo đó là tình trạng mất cảm giác ngon miệng hoặc không muốn ăn các loại thực phẩm nào đó cho dù bạn đang rất đói. Các biểu hiện này cũng có thể là do ung thư dạ dày giai đoạn đầu gây ra.
 
- Buồn nôn và nôn: Buồn nôn và ói mửa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như do vi rút, ngộ độc thực phẩm hoặc viêm loét dạ dày, nghiêm trọng hơn thì là ung thư dạ dày. Vì vậy, chưa thể kết luận ngay bạn bị UTDD khi buồn nôn hoặc nôn. Nếu buồn nôn và ói mửa không mất đi hoặc ngày càng nghiêm trọng, có máu trong chất nôn thì tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt.
 
- Cảm giác chướng bụng: Khi UTDD tiến triển, có thể bạn sẽ cảm thấy chướng bụng. Chướng bụng có thể là do sự tích tụ chất lỏng hoặc khối u phát triển, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ. Bụng bạn trông lớn hơn, phình to ngay cả khi không tăng cân hoặc lúc đang đói.
 
- Có máu trong chất nôn hoặc trong phân: Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng UTDD. Ngoài ra, nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có màu đỏ như máu thì nghi ngờ UTDD càng cao hơn.
 
- Sức khỏe giảm sút, suy nhược: Một người bị UTDD có thể bị giảm nhiều năng lượng so với những người bình thường nên họ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc không thể hoàn thành tốt các hoạt động hàng ngày của chính mình.
 
Tuy nhiên, biểu hiện này không đủ căn cứ để kết luận bệnh UTDD, nhưng nếu nó đi kèm các triệu chứng trên thì tốt nhất bạn nên đi khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời và có hướng điều trị hiệu quả.
 

Bài viết liên quan

  Biến chứng nguy hiểm từ Gout

  Hiểu rõ bệnh mồ hôi trộm ở trẻ

  Những điều cần biết về sỏi thận

  Nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết

  Ung thư gan - cái chết từ từ không báo trước

  Phần 1: Đau nửa đầu không nên coi thường

  Phần 2: Đau nửa đầu không nên coi thường

  Viêm gan A và những điều cần biết

  Những thông tin cần biết về bệnh thoát vị hoành

  Viêm gan C và những điều cần biết

Dược Phẩm VIOBA
Nhat sac cankids thanh than khang

ĐẶT HÀNG

Gọi Hotline

1900 545521

 

THÔNG TIN WEB

Bảo mật thông tin Quy định truy cập website

CHÍNH SÁCH

Hình thức thanh toán Chính sách vận chuyển giao nhận Chính sách đổi trả sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIOBA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0986.272.646 - Hotline : 1900545521
Website: www.vioba.vn - Email: [email protected]
GPKD số: 0103326684
Copyright by Vioba. All rights reserved
dang ky voi bo cong thuong